Hotline 24/7
08983-08983

Những bệnh dễ "ghé thăm" bạn ngày Tết

Tết là khoảng thời gian bạn nghỉ ngơi dài, lại ăn uống liên tục những thực phẩm giàu chất béo và đồ ngọt. Bởi thế, nếu không biết ăn Tết điều độ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, những bệnh tật sau sẽ dễ ghé thăm. Dưới đây là những căn bệnh dễ gặp vào dịp Tết.

Ăn uống không điều độ ngày Tết dễ phát sinh bệnh:  Gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp, viêm gan do rượu,... Đau xương khớp, khí huyết kém lưu thông,.. Cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi.

Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương, ăn uống vào dịp Tết thường không điều độ dễ phát sinh béo phì, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và viêm gan do rượu,…

Nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh đường hô hấp dịp Tết? Không khí ô nhiễm hơn Nhiệt độ thấp, ẩm ướt Giao tiếp với nhiều người PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ngày Tết thời tiết giao mùa, nhiệt độ thường lạnh và ẩm ướt là điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Hơn thế, các loại đồ dùng trang trí, phấn hoa tươi rất dễ khiến trẻ nhỏ bị dị ứng và mắc cảm lạnh, các bệnh về hô hấp.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bạn có thể bị tăng huyết áp do: Đi lại quá nhiều Ngủ quá nhiều Uống nhiều trà, rượu bia Theo bác sĩ Dũng, ngày Tết chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bị đảo lộn, ít vận động, đi lại, uống nhiều trà, rượu bia, hút thuốc... là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Người bị tiền sử cao huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não, co thắt mạch vành, đột quỵ.

Người bệnh gout nên ăn uống thế nào dịp Tết? Hạn chế ăn thịt, bia rượu Không ăn bánh kẹo, nước ngọt Không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào Những người bị bệnh gout phải cẩn trọng trong việc ăn uống những ngày đầu xuân. Nhiều người lên cơn gout cấp do ăn nhiều thịt, uống nhiều bia rượu. Để phòng tránh, tốt nhất bạn nên hạn chế rượu bia, tăng cường ăn nhiều rau xanh và vận động cơ thể.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Để chứng táo bón không ghé thăm ngày Tết, bạn nên: Uống nhiều sữa, bánh quy, đồ ăn nhanh Ăn chuối xanh, thịt bạn ngày Tếtđỏ, thực phẩm đông lạnh Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống 6-8 ly nước/ngày Để tránh bị táo bón, bạn nên ăn đủ chất xơ: lớn hơn hoặc bằng 300 g rau/ngày (rau quả, trái cây, các loại đậu, bột ngũ cốc nguyên vỏ cám). Ngoài ra, bạn hãy uống 6-8 cốc nước mỗi ngày, sử dụng các loại nước trái cây, nước rau luộc cũng rất tốt .

Xử lý ngộ độc thực phẩm ngày Tết ra sao? Gây nôn, bù nước, điện giải bằng oresol Ăn đồ  chiên rán, nước uống có ga Uống thuốc cầm tiêu chảy ngay, hoạt động mạnh Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khuyến cáo cần phải loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể cho người bị ngộ độc càng sớm càng tốt, bằng các biện pháp như gây nôn, đi ngoài. Sau đó, bù nước, dùng điện giải oresol, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Nếu không may cảm lạnh ngày Tết, bạn có thể điều trị bằng cách: Dùng nước đường nóng có vài lát gừng nướng chín, bổ sung vitamin C Dùng bơ, pho mát, uống sữa lạnh Uống nhiều nước nhất có thể Bác sĩ người Trung Quốc Li Fang, chuyên khoa Nội Hô hấp chia sẻ trên Jiankang, nếu bị cảm lạnh nên dùng nước đường nóng có vài lát gừng nướng chín, đồng thời bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để nâng cao sức khỏe.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ngày Tết ăn uống sao cho đúng? Chỉ ăn 70-80% lượng thức ăn bình thường, chia nhiều bữa ăn uống như bình thường Ăn nhiều hơn để bồi bổ sức khỏe Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương, ngày Tết, mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 70-80% lượng thức ăn so với bình thường, chia làm nhiều bữa. Món ăn bánh chưng, bánh tét hầu như có đủ các chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ. Vì vậy, bạn nên tăng cường rau xanh, dùng 2 hoặc 3 suất trái cây trong ngày.

Theo Zing

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X