Hotline 24/7
08983-08983

Nhồi máu cơ tim ở tuổi 25

Không lâu trước đây, những người 50 tuổi ôm mối lo về bệnh nhồi máu cơ tim, trong khi những người trẻ tuổi thoải mái ngồi ăn đồ ăn dầu mỡ. Nhưng theo một nghiên cứu mới của American Heart Association (AHA) chứng minh rằng tuổi trẻ cũng không cứu bạn khỏi bệnh tim mạch.

Thực tế, các trường hợp cấp cứu bắt đầu tăng lên tới 44% ở nhóm tuổi dưới 50. Vì vậy, khi ở tuổi 40, 30, hay thậm chí 20, bạn nên cẩn thận với sức khỏe của bản thân.

Sử dụng dữ liệu của Nationwide Inpatient Sample, các nghiên cứu viên AHA đã kiểm tra hơn 8 triệu bệnh viện và khám phá ra nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim ở nhóm tuổi nói ở trên. Có 3 nguyên nhân chính:

- Béo phì
- Cao huyết áp
- Tiểu đường


Trong khi có thêm một nghiên cứu khác của Southwest Foundation for Biomedical Research (Texas), tử thi của 760 vị thành niên và người trưởng thành được khám nghiệm. Những người này được xác nhận tử vong bởi các nguyên nhân khác, gồm tự tử, tai nạn, sát hại và mà không phải bởi nhồi máu cơ tim hay các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Nghiên cứu viên lại phát hiện rằng những người trẻ tuổi đó cũng có dấu hiệu của bệnh mạch vành bởi lượng cholesterol cao. Họ đã khuyến nghị rằng bệnh tim và nhồi máu cơ tim có thể được ngăn chặn khi chúng ta còn trẻ tuổi, như được đăng tải ở Circulation Journal.

Yếu tố nguy cơ

Dựa theo nghiên cứu, nguyên nhân lớn nhất gây tắc mạch, điều dẫn tới bệnh nhồi máu cơ tim, là béo phì. Hầu hết những người này có lượng lipoprotein tỷ trọng thấp hay LDL rất cao, còn được gọi là cholesterol xấu, nó có thể hình thành mảng xơ vữa ở thành động mạch. Bên cạnh hai yếu tố nguy cơ này, những nguyên nhân khác bao gồm hút thuốc, cao huyết áp và có mức lipoprotein tỷ trọng cao ở mức thấp, hay còn gọi là cholesterol tốt.

Tổ chức National Cholesterol Education Project khuyến cáo nên kiểm tra nồng độ cholesterol thậm chí rất sớm ở tuổi 20. Điều này giúp giữ lượng cholesterol nằm trong tầm kiểm soát. Kết quả không nên quá 200mg trên ml, đặc biệt là ở những người tuổi trung niên.


Bạn nên làm gì khi có lượng LDL cholesterol cao

Nếu nồng độ cholesterol cao, một vài điều chỉnh cần phải được thực hiện ngay, bao gồm thay đổi lối sống như là:

- Ăn mỡ lành mạnh từ thịt nạc và dầu oliu.
- Ăn cá hồi, cá trích, hạt lanh và các thực phẩm khác giàu Omega-3.
- Tăng cường tiêu thụ các chất xơ hòa tan có trong các loại hạt, hoa quả, rau và đỗ.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bạn loại thuốc với tên gọi statins. Nhưng thậm chí các chuyên gia sức khỏe cũng đồng ý rằng trước khi bạn bắt đầu uống thuốc, bạn nên nỗ lực để có lối sống khỏe mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh và sống năng động.

Theo CTV Ngọc Bắc - Viện y học ứng dụng Việt Nam/ Stethnews

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X