Hotline 24/7
08983-08983

Ngón tay bị bầm tím do kẹt cửa, xử trí như thế nào?

Câu hỏi

Tôi bị kẹt cửa và bầm tím ngón tay. Mong bác sĩ hướng dẫn tôi cách xử lý làm cách nào cho nhanh khỏi và đỡ đau?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tổn thương do kẹt cửa có thể ở nhiều mức độ từ tổn thương mô mềm thông thường gây bầm máu nhẹ dưới da, hoặc chảy máu nặng hơn gây chèn ép khoang, bong móng tay hoặc nặng hơn nữa là gãy xương đốt ngón.

Nếu hiện tại ngón tay vẫn vận động dễ dàng, bầm nhẹ, không đau nhức quá nhiều, không mất cảm giác ngón, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol và kê cao ngón tay. Sau khoảng 2-3 tuần, vết bầm máu sẽ tự hấp thu và tự khỏi.

Nếu ấn ngón tay có điểm đau chói, sưng nhiều nghi ngờ gãy xương thì nên khám ngay hoặc sau vài ngày không giảm sưng đau, ngón tay hạn chế vận động, hoặc đen, mất cảm giác đầu ngón tay, tụ máu dưới móng tay quá nhiều, đau nhức dữ dội… bạn cũng nên tới bệnh viện để khám ngay bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Xử trí vết bầm tím trên da như thế nào?

>>Bầm tay chỗ đâm kim tiêm, có nghiêm trọng?

Vết bầm tím là tình trạng da đổi màu, do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau một chấn thương. Máu từ các mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da và chúng ta nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết này là do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.

Bác sĩ sẽ không điều trị đặc hiệu cho vết bầm tím. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp tại nhà như chườm lạnh nước đá và sau đó chườm nóng, thuốc giảm đau không kê toa, đặt vùng thâm tím lên cao nếu có thể.

Để có hiệu quả, bạn cần điều trị vết bầm ngay sau khi bị thương, lúc này vết bầm vẫn còn hơi đỏ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X