Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Nghẹt mũi, cứng cổ, ớn lạnh... khi ngủ dậy, con bị bệnh gì bác sĩ ơi?
Câu hỏi
Dạ, con cảm ơn bác sĩ đã phản hồi. Con ngủ đủ giấc vào ban đêm, buổi trưa ngủ tầm 30 phút - 1 tiếng. Khi ngủ thì con hay bị mơ nhiều giấc mơ (không phải là ác mộng). Con có bệnh sử là thiếu máu não, không bị bệnh gì về tai mũi họng trước đó; chụp phim kiểm tra cột sống lưng, cổ thì không có vấn đề gì. Con ít tập thể dục hàng ngày, ngủ dậy cổ hay bị cứng. Công việc không có gì mệt mỏi, áp lực. Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ ạ, con cảm ơn!
Trả lời
Qua những phản hồi có vẻ như vấn đề sức khoẻ của bạn có liên quan đến bệnh lý của mũi xoang. Bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ thăm khám, nếu cần sẽ xem xét nội soi tìm nguyên nhân gây ra nghẹt mũi tái đi tái lại. Nghẹt mũi đôi khi là dấu hiệu gợi ý của bệnh lý gây viêm mũi, viêm xoang mạn tính, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu, đau mỏi cơ, sốt nhẹ tái đi tái lại do nhiễm trùng trong xoang…
Ngoài ra, ở tuổi của bạn hiếm khi có tình trạng thiếu máu não, trừ trường hợp thiểu sản mạch máu bẩm sinh khá hiếm gặp. Có thể do ít vận động nên hoạt động co giãn của mạch máu không tốt, dẫn đến dễ bị giảm áp lực máu nuôi não đột ngột. Bạn nên tích cực tập thể dục hơn, đều đặn hàng ngày và bớt lo lắng bạn nhé!
Thân mến.
Mũi bị tắc nghẹt và gây áp lực lên xương gò má thường là dấu hiệu của viêm xoang cấp tính. Viêm xoang cấp tính, hay còn gọi là viêm mũi xoang cấp tính, là một nhiễm trùng/viêm trong thời gian ngắn hoặc viêm niêm mạc của các xoang. Tình trạng này ngăn chặn chất nhầy thoát ra mũi. Các triệu chứng phổ biến của viêm xoang cấp tính là: Hầu
hết các trường hợp viêm xoang cấp tính gây ra do virus sẽ tự khỏi. Các
biện pháp tự chăm sóc làm nhẹ các triệu chứng là đủ để điều trị. - Uống nhiều nước hoặc nước trái cây sẽ giúp làm loãng dịch nhầy do đó giảm nghẽn tắc. Tránh các đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu, vì chúng có thể gây mất nước. Uống rượu cũng có thể làm niêm mạc xoang và mũi sưng lên. - Làm ẩm các xoang. Quấn một chiếc khăn trên đầu khi bạn hít hơi ấm từ bát nước nóng. Giữ hơi nước toả vào mặt bạn. Hoặc tắm nước nóng, thở trong không khí ấm và ẩm. Điều này sẽ giúp giảm đau một cách dễ dàng và giúp làm loãng dịch nhày. - Đặt gạc ấm lên mặt. Đặt thêm khăn ấm và ẩm xung quanh mũi, má và mắt của bạn để giảm đau vùng mặt. - Rửa sạch hốc mũi. Sử dụng một chai bóp thiết kế đặc biệt (Sinus Rinse hoặc loại khác) hoặc bình rửa. Các biện pháp rửa sạch mũi xoang tại nhà cũng giúp làm sạch các xoang. Nếu bạn tự rửa mũi với các dụng cụ tại nhà, hãy dùng nước cất, vô trùng, nước đun sôi để nguội hoặc lọc nước với bộ lọc có kích thước 1 micron hoặc nhỏ hơn – để tạo dung dịch rửa. Ngoài ra hãy rửa sạch các dụng cụ với nước sạch và để khô thoáng sau mỗi lần sử dụng. - Ngủ với đầu để cao. Điều này sẽ giúp dịch ở các xoang chảy ra và làm giảm tình trạng tắc nghẽn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình