Hotline 24/7
08983-08983

Nên ăn uống như thế nào để phục hồi sức khỏe do vỡ xương quai gót?

Câu hỏi

Em bị ngã từ tầng 2 xuống, độ cao tầm 4.5 mét, đi chụp bị vỡ xương quai gót. Em nên ăn uống như thế nào để phục hồi được sức khỏe ạ?

Trả lời
Thực phẩm giàu canxi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thực phẩm giàu canxi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Điều trị hàng đầu trong gãy xương đó chính là cố định phần xương gót bị gãy, hạn chế vận động trong thời gian đầu, vấn đề này bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sẽ giúp em (bó bột hay phải phẫu thuật bắt đinh vít).

Về vấn đề dùng thuốc, hiện giờ thuốc em cần là giảm đau ngắn hạn và bổ sung thêm calci-D, tùy cơ địa (thừa cân, thiếu cân), có bệnh gan thận gì trước đó không mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc và liều thuốc thích hợp. do đó, em cần khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình về vấn đề cố định chân và dùng thuốc.

Trong vấn đề ăn uống thì không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành xương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Việc ăn uống nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao (như hải sản) hay uống thêm thuốc/sữa bổ sung canxi thật ra không được chứng minh là làm tăng khả năng liền xương hay rút ngắn thời gian liền xương ở người trước đây khỏe mạnh bình thường mà nên ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin...

Thời gian trung bình liền xương là 1-2 tháng, đối với gãy xương gót, chú ý hạn chế đi lại trong giai đoạn đầu, tránh đứng lâu, khi ngồi nhớ kê cao chân để giảm phù nề chân.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương gót chân là tình trạng phần xương gót bị gãy toàn phần hoặc gãy một phần, gãy gót chân rất hiếm những đây là xương chủ lực của bàn chân nên rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương gót chân rất phổ biến, tuy nhiên tới hơn 80% chủ yếu là do có lực mạnh đột ngột tác động vào vùng gót chân khiến phần xương ở đây không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy theo nhiều đường khác nhau. Thông thường những bệnh nhân bị gãy xương bàn chân thì sẽ bị gãy cả xương gót chân và ngược lại, ít có trường hợp có sự gãy tách biệt.

Đối với gãy xương gót chân, có rất nhiều loại gãy xương khác nhau như: gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy có di lệch, gãy không di lệch. Tuy nhiên gãy xương vụn phần xương gót là loại đường gãy phổ biến nhất trong gãy gót chân và nếu bệnh nhân bị gãy di lệch thì càng phức tạp hơn.

Phục hồi sau khi gãy gót chân là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bạn nên đến các trung tâm phục hồi, bệnh viện tập các bài tập vật lý trị liệu nhé.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X