Hotline 24/7
08983-08983

Mông nổi cục mụn cứng và sưng to, đau khi ngồi, xử trí bằng cách nào?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em bị nổi cục mụn ở mông, lúc đầu thì rất nhỏ, thời gian khoảng 2 tháng nó sưng to, sờ vào thì cứng, nổi lên bằng đầu ngón tay. Khi ngồi cảm giác đau, khó chịu. Em cần được BS tư vấn ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ổ áp xe ở mông. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ổ áp xe ở mông. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thông tin em cung cấp thì nhiều khả năng “cục mụn nhỏ ở mông” nay đã thành 1 ổ áp xe nhỏ rồi. Trong trường hợp này, em cần đến khám chuyên khoa Da liễu sớm hoặc chuyên khoa Ngoại tổng quát, hay có thể đến cơ sở y tế đa khoa gần nhà, để BS kiểm tra lại nhọt mông này và điều trị thích hợp, như nặn mủ, nạo lòng nếu sâu, sát khuẩn, thêm thuốc kháng sinh kháng viêm khi cần, hướng dẫn thay băng chăm sóc vết thương tại nhà. Em không nên tự giải quyết tại nhà có thể làm ổ viêm nặng hơn, lan rộng.

Ngoài ra, em cần mặc đồ thoáng mát, tránh quần bó chặt, dùng loại vải thoáng, thấm nước, tắm rửa vệ sinh mỗi ngày, nếu mồ hôi đổ nhiều chảy xuống mông thì cần thiết phải thay quần 2 lần/ngày, xem lại vệ sinh quần áo có sạch không, và cũng không nên ngồi lâu 1 chỗ, uống đủ nước và ăn đồ mát.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Áp xe là một ổ mủ nằm trong cơ thể bạn. Nguyên nhân của áp xe thường là do một ổ nhiễm trùng đã bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt, sau đó để lại một ổ dịch và mủ gọi là áp xe.

Bạn nên thực hiện phẫu thuật loại bỏ áp xe hoặc dẫn lưu áp xe nếu ổ áp xe của bạn lớn hơn 1 cm hoặc ổ áp xe đang lớn dần và ngày càng đau đớn hơn.

Sau khi làm phẫu thuật thành công, ổ áp xe sẽ được lấy đi hoàn toàn. Phẫu thuật còn có thể giúp bạn tránh các biến chứng nghiêm trọng mà áp xe có thể gây ra.

Phẫu thuật thường kéo dài từ 10-20 phút. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường trên da, chỗ áp xe. Sau đó bác sĩ sẽ dẫn hết mủ trong áp xe ra ngoài. Một khi mủ được loại bỏ hết, bác sĩ có thể để mở vết thương (tức là không khâu lại) để tránh tình trạng nhiễm trùng. Nếu vết loét sâu bác sĩ sẽ đặt một băng kháng khuẩn lên vùng áp xe.

Hầu hết mọi bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ hơn ngay lập tức sau khi áp xe được dẫn lưu ra ngoài.

Nếu bạn vẫn còn đau, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau sử dụng tại nhà trong vòng 1 đến 2 ngày.

Bạn nên cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc.

Các bác sĩ có thể thay băng và vệ sinh lại chỗ bị áp xe cho bạn trong vòng vài ngày đầu.

Bạn phải thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào bất thường như sốt, nổi mẩn đỏ, sưng, đau nặng hơn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X