Hotline 24/7
08983-08983

Mối quan hệ giữa âm nhạc và nhịp tim

Mối quan hệ giữa âm nhạc và nhịp tim thì phức tạp và có thể có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người có vấn đề về tim và cơn đau mãn tính.

Âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Khi hồi tưởng lại những kỷ niệm vui hay buồn, hầu hết mọi người đều nhớ đến một bài hát gắn liền với chúng. Âm nhạc gắn liền với cảm xúc của con người, có thể làm cho người ta hạnh phúc, buồn phiền, lo lắng hay tự tin.

Âm nhạc cũng liên quan tới các phản ứng sinh lý bên trong cơ thể, trong đó có cả nhịp tim. Mối quan hệ giữa âm nhạc và nhịp tim thì phức tạp và có thể có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người có vấn đề về tim và cơn đau mãn tính.


Tốc độ bản nhạc và nhịp tim

Nhịp tim của một người thay đổi trong khi nghe nhạc, nhưng nhịp tim chậm hay nhanh lại phụ thuộc vào tốc độ của bản nhạc. Theo nghiên cứu của trường đại học Harvard, thói quen nghe nhạc 20 đến 30 phút mỗi ngày giúp huyết áp thấp hơn và nhịp tim chậm hơn so với những người không nghe. Một nghiên cứu của trường đại học Oxford được công bố bởi tạp chí Khoa học ABC của Úc tuyên bố rằng, những bản nhạc có nhịp điệu nhanh, ví dụ như rap, làm tăng nhịp tim thay vì giúp chúng ta thư giãn.

Nền tảng âm nhạc và nhịp tim

Một người dù có nền tảng về nghệ thuật hay không, cụ thể là âm nhạc, cũng có thể thấy được nhịp tim của mình thay đổi như thế nào trong khi nghe nhạc. Một nhà nghiên cứu hàng đầu về âm nhạc của đại học Oxford đã thử tìm hiểu sự thay đổi nhịp tim của những học viên đang được đào tạo về âm nhạc. Các nhạc sĩ trong nhóm nghiên cứu có nhịp thở nhanh hơn và nhịp tim tăng hơn sơ với những người không có đào tạo về âm nhạc. Lý do giải thích cho hiện tượng này là các nhạc sĩ hiểu được sự phức tạp trong nhịp điệu của âm nhạc và vô thức điều chỉnh hô hấp và nhịp tim để phù hợp với tiết tấu.

Tác dụng chữa bệnh

Ngoài việc làm giảm huyết áp và nhịp tim - trong một số trường hợp, khi nghe nhạc chậm có thể làm giảm cảm giác đau ở một số người bệnh. Một bệnh viện ở Mỹ đã công bố rằng những bệnh nhân mắc bệnh tim mà nghe nhạc cảm thấy bớt đau hơn và không còn lo lắng về tình trạng bệnh tật của họ hơn những người không thích nghe nhạc. Âm nhạc như một phương pháp thư giãn có thể khiến tim đập chậm lại vì nó có thể giải tỏa căng thẳng ở một mức độ nào đó. Nhịp tim và huyết áp của một người thường tăng khi bị áp lực và căng thẳng.

Tác động của âm nhạc đến thành tích thể thao

Một nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Thể Thao Hoa Kỳ, cho thấy rằng nghe nhạc trong lúc chạy sẽ làm giảm tốc độ chạy. Những người tham gia được nghe nhạc trong khi tập bài tập yếm khí có mức nhịp tim tăng nhẹ so với những người không nghe nhạc, nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Tuy nhiên giống như những người bệnh cảm thấy bớt đau khi nghe nhạc, các vận động viên được nghe nhạc cảm nhận được sự nỗ lực thấp hơn so với những người cùng chạy mà không nghe nhạc. Những phát hiện này có phần mâu thuẫn với một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vận động viên có thể cải thiện khả năng hoạt động khi nghe thêm nhạc.

Tuy nhiên không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả đa dạng của các nghiên cứu liên quan đến nhịp tim và sở thích âm nhạc của mỗi người. Âm nhạc giúp người này thư giãn có thể không phải là âm nhạc yêu thích của người kia và có thể làm tăng nhịp tim.


Sự đổi mới

Những tiến bộ công nghệ mới có thể làm cho thư viện âm nhạc của một người phù hợp với nhịp tim của người đó. Máy nghe nhạc MP3 sẽ hoạt động như một máy đo nhịp tim và máy đo quãng đường đi được, như một máy nghe nhạc tự động điều chỉnh âm nhạc cho phù hợp với nhịp tim của người dùng. Người sử dụng sẽ được yêu cầu lập ra một chương trình với những sự lựa chọn mà họ cho rằng sẽ giúp họ đạt được mục tiêu luyện tập thể dục thể thao, những bài hát được lựa chọn sẽ phát đến khi người tiêu dùng đạt được nhịp tim đã đặt ra.

Theo CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Livestrong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X