Mổ tim không phải cưa xương ức, mở lồng ngực
Nếu trước đây khi phẫu thuật điều trị bệnh lý hẹp động mạch vành, bác sĩ phải “kéo” đường mổ hở dài đến 80cm thì hiện nay với phương pháp nội soi đường mổ nhổ chỉ có 2cm, ít gây đau đớn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất máu cho người bệnh.
Phẫu thuật tim có lẽ là những cụm từ khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi và chần chừ nhất. Bởi ai cũng nghĩ, bệnh tim mà mổ là rất nặng.
Mỗi người đều đứng trong cùng quy luật “Sinh - lão - bệnh - tử”. Sinh thì lão, nhưng bệnh chưa chắc đã tử. Hiện, y học đã có những bước tiến vượt bậc. Ngành phẫu thuật tim cũng không ngoại lệ, đã từng bước áp dụng các kỹ thuật mổ ít xâm lấn và kỹ thuật mổ nội soi mang lại nhiều ưu điểm nổi trội.
Đây là những thông tin thú vị được TS.BS Phạm Thế Việt - Đơn vị Tim mạch - Lồng ngực Ngoại khoa Bệnh viện Gia An 115 TPHCM mở đầu với đông đảo khách tham dự trong buổi hội thảo “Điều trị bệnh tim mạch: Các phương pháp kỹ thuật cao và những tiến bộ trong phẫu thuật” sáng ngày 8/6/2019.
Tại chương trình, BS Việt nhấn mạnh về những thành tựu hiện nay trong điều trị phẫu thuật các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh hẹp động mạch vành và hẹp hở van tim.
Hẹp động mạch vành là một bệnh nguy hiểm, đứng trong hàng ngũ gây tử vong nhiều nhất ở người lớn tuổi, theo số liệu thống kê của Mỹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cholesterol dư thừa và chất vôi lắng đọng lên thành động mạch vành tạo ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa sẽ gây bít tắc động mạch gây hẹp lòng động mạch dẫn đến lượng máu đến nuôi tim không đủ làm tim sẽ không hoạt động tốt, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong.
Hiện, có 3 phương pháp điều trị bệnh hẹp động mạch vành đó là: Điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc uống, kết hợp với điều trị các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống; Can thiệp đặt stent động mạch vành; Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành.
Phẫu thuật OPCAB không cần sự trợ giúp của máy tim
phổi nhân tạo, không làm tim ngưng đập trong suốt cuộc mổ
Trong đó, phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị các trường hợp hẹp nặng động mạch vành. Giúp cải thiện đáng kể lượng máu cung cấp cho cơ tim và chấm dứt các triệu chứng đau ngực.
Đây là phương pháp phẫu thuật được thực hiện nhằm tạp ra một cầu nối mới (Bypass graft) bắc qua vị trí mạch vành bị tắc hẹp, nhằm cung cấp máu giàu oxy đến nuôi vùng cơ tim đó.
Để quyết định người bệnh có phải là một "ứng cử viên" cho phương pháp bắc cầu mạch vành hay không, bác sĩ sẽ cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như: Dấu hiệu, triệu chứng bệnh mạch vành, có thường xuyên xuất hiện cơn đau thắt ngực; Mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng và xuất hiện ở nhiều vị trí động mạch nhỏ; Không có khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị khác; Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tốt.
Mục tiêu điều trị là giảm số lần nhập viện, giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng. Bệnh nhân được ghép từ 3-4 cầu nối qua chỗ tắc hẹp của mạch vành, các cầu nói mạch máu mới sẽ được lấy từ tĩnh mạch chân, động mạch ở ngực hoặc tay.
“Hiện, trong phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành đã có kỹ thuật mới, tiên tiến giúp giảm đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Chẳng hạn như phẫu thuật OPCAB (phẫu thuật không cần sự trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo) không làm tim ngưng đập trong suốt cuộc mổ.
Hay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, luôn cần lấy các mạch máu ngoại biên (tĩnh mạch hiển ở chân, động mạch quay ở tay) để làm cầu nối ghép mạch vành. Nếu trước đây khi đường mổ hở dài dến 40-80cm thì hiện nay với kỹ thuật nội soi đường mổ nhỏ dưới 2cm, bên cạnh đó còn giúp giảm đau giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, bệnh nhân nhanh hồi phục, sau phẫu thuật 2-3 ngày đã có thể đi lại” - BS Việt cho biết.
Hay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, luôn cần lấy các mạch máu ngoại biên (tĩnh mạch hiển ở chân, động mạch quay ở tay) để làm cầu nối ghép mạch vành. Nếu trước đây khi đường mổ hở dài dến 40-80cm thì hiện nay với kỹ thuật nội soi đường mổ nhỏ dưới 2cm, bên cạnh đó còn giúp giảm đau giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, bệnh nhân nhanh hồi phục, sau phẫu thuật 2-3 ngày đã có thể đi lại” - BS Việt cho biết.
Còn trong phẫu thuật thay, sửa van tim, với sự hỗ trợ của camera nội soi, mổ nội soi giúp bệnh nhân ít mất máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau so với phẫu thuật mở xương ức. Đường mổ thẩm mỹ với độ dài chỉ 3-5cm. Điều kiện hồi phục sau phẫu thuật đều tốt và nhanh hơn, bệnh nhân có thể vận động sớm sau phẫu thuật khoảng 1 tuần, tập hít thở, đi bộ, đồng thời các vận động đều an toàn hơn so với việc xương ức bị cắt ra rồi khâu lại.
Theo BS Việt, phẫu thuật tim nội soi trở thành xu hướng trong tương lai khi mà phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm: Bệnh nhân không phải chịu cuộc mổ xẻ dọc xương ức, thời gian phục hồi nhanh, ít biến chứng… Tuy vậy, không phải vì thế mà lạm dụng kỹ thuật, phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên trên hết. Sẽ có nhiều ca mổ phải được cân nhắc trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật, ca nào nên mổ thường, ca nào nên mổ nội soi thì bác sĩ chính là người quyết định.
Hoàng Thúy
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình