-
Mẹ cho trẻ bú bình thế nào để tránh nôn trớ?
Câu hỏi
Con nhà em 2 tháng tuổi, thường sau khi uống sữa là bị nôn trớ. Vì bé bú bình nên em không biết làm sao hết tình trạng này cả. Nhờ bác sĩ hướng dẫn tư thế cho bé bú để tránh bị nôn trớ đối với trẻ bú bình? Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Trả lời
Mẹ bé Bin thân mến,
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh, và tư thế cho con bú đúng sẽ giúp bé hấp thu nguồn sữa mẹ tốt nhất, giảm các nguy cơ hóc sặc, đầy hơi…, nhưng cũng có lúc mẹ không thể cho con bú trực tiếp mà phải thông qua cách bú bình. Do đó, để tránh tình trạng bị nôn trớ khi uống sữa bình, khi mẹ pha nên để lượng sữa luôn ngập kín phần núm vú, giúp bé không nuốt phải khí thừa.
Cho bé bú bình an toàn và đúng cách phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của bé, lượng sữa chảy qua, cách cầm bình sữa.
Mẹ nên để tư thế giữ bình sữa nằm ngang thay vì nằm nghiêng hoặc theo chiều thẳng đứng vào miệng em bé. Khi đặt bình sữa nằm ngang sẽ giữ cho sữa chảy chậm và từ từ giúp em bé bú được thoải mái nhất mà không bị sặc. Tư thế bú bình chính xác nhất là bình sữa với em bé tạo thành góc 45 độ với một tay giữ đầu em bé, để bé ở tư thế nằm ngửa, người dốc xuống với đầu ở vị trí cao hơn thân mình, ở tư thế này sẽ giúp bé dễ dàng nuốt và thở, giúp bé bú sữa tốt hơn.
Cho bé bú bình an toàn và đúng cách phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của bé, lượng sữa chảy qua, cách cầm bình sữa.
Mẹ nên để tư thế giữ bình sữa nằm ngang thay vì nằm nghiêng hoặc theo chiều thẳng đứng vào miệng em bé. Khi đặt bình sữa nằm ngang sẽ giữ cho sữa chảy chậm và từ từ giúp em bé bú được thoải mái nhất mà không bị sặc. Tư thế bú bình chính xác nhất là bình sữa với em bé tạo thành góc 45 độ với một tay giữ đầu em bé, để bé ở tư thế nằm ngửa, người dốc xuống với đầu ở vị trí cao hơn thân mình, ở tư thế này sẽ giúp bé dễ dàng nuốt và thở, giúp bé bú sữa tốt hơn.
Ngay khi trẻ nôn trớ, mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.
Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Nếu trẻ bị trớ khi ngủ hãy đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị trớ sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra. Những trường hợp trẻ bị trớ cần đưa đến bệnh viện - Trẻ sơ sinh đến những trẻ 3 tháng tuổi bị nôn trớ nhiều lần (nhiều hơn 1 lần). - Trẻ bị trướng bụng, tiêu chảy. Có dấu hiệu bị mất nước, miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu. - Trẻ bị sốt cao, đau đầu, phát ban, đau dạ dày, cứng cổ. - Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc liên tục nôn trớ trên 24 tiếng. - Có máu hoặc mật trong chỗ nôn ói. Bé bị co giật, khó thở. - Cơ thể trẻ xanh xao, ốm yếu, khó thức dậy (thường hay lơ mơ). |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình