Hotline 24/7
08983-08983

Lý giải nguyên nhân vi khuẩn HP kháng nhiều loại kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến. Người bệnh không tuân thủ đúng liều lượng, đủ thời gian uống thuốc, tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP ngày càng kháng nhiều loại kháng sinh.

Tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng đáng báo động

Kháng sinh là phác đồ "đầu tay" để tiêu diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng thì vi khuẩn HP sẽ có những biến đổi để chống lại cơ chế tác dụng của chính kháng sinh đó. Vi khuẩn HP sau khi đã biến đổi có khả năng vô hiệu hóa tác dụng của các loại kháng sinh trong phác đồ điều trị HP, gọi là vi khuẩn HP kháng thuốc.

Tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh hiện nay ở Việt Nam

Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng

Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc điều trị vi khuẩn HP trước đây khá dễ dàng với phác đồ điều trị HP gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ diệt trừ thành công có thể lên tới trên 95%, trong khi tỷ lệ diệt trừ thành công HP đạt 90% đã được coi là một phác đồ điều trị hiệu quả. Nhưng từ năm 2003 đến năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%. Dự đoán đến năm 2019 con số này sẽ còn giảm hơn nữa.

Cũng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gia tăng đáng báo động là nguyên nhân gây thất bại ở các phác đồ điều trị HP thông thường.

Sở dĩ việc điều trị triệt để vi khuẩn HP trên thực tế rất khó khăn là bởi vi khuẩn chỉ cần kháng lại một loại kháng sinh trong phác đồ điều trị thì coi như việc điều trị sẽ thất bại hoàn toàn. Nếu không kịp thời thay thế bằng phác đồ khác, người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: Nhiễm vi khuẩn HP, uống thuốc, kháng thuốc, bệnh nặng thêm rồi lại tiếp tục uống thuốc.

Nguy hiểm hơn khi đến một lúc nào đó, vi khuẩn HP kháng được mọi loại thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với nó. Đồng nghĩa với việc sẽ phải đối mặt với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu, các ổ viêm loét ở dạ dày không được kiểm soát dẫn tới nguy cơ xuất huyết phải cấp cứu ngoại khoa và cuối cùng là ung thư đường tiêu hóa.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc tăng cao?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng này, nhưng phổ biến nhất phải kể đến:

- Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị HP: Điều này xảy ra khá phổ biến, khi bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (vi khuẩn HP vẫn chưa hết) hoặc quên uống thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP có cơ hội tồn tại và kháng thuốc.

- Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh: Có thể thấy nhiều người khi mắc các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm… đã sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh, điều này vô tình giúp vi khuẩn HP được tiếp xúc với các loại kháng sinh đáng lẽ ra đã có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên để tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày thì thuốc đó phải sử dụng với liều cao hơn, kéo dài hơn so với điều trị nhiễm khuẩn thông thường. Dần dần theo thời gian, vi khuẩn HP đã tiếp xúc với kháng sinh đó sẽ phát triển cơ chế để "né" tránh tác động của thuốc kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với kháng sinh.

- Dễ dàng mua bán kháng sinh: Việc mua bán kháng sinh để điều trị bệnh dễ dàng tại tất cả các điểm bán thuốc, quản lý tư vấn bán thuốc, đặc biệt là thuốc kê đơn tại các nhà thuốc còn lỏng lẻo... điều này dẫn tới tình trạng HP kháng thuốc gia tăng nhanh chóng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X