Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để ngăn chảy máu răng ngay lập tức và phòng ngừa tái phát?

Đôi lúc sau khi đánh răng, bạn sẽ nhận thấy một ít máu chảy ra. Hiện tượng này có thể được cải thiện bằng việc giữ vệ sinh răng miệng cũng như một số phương pháp tại nhà.

Nguyên do thường thấy dẫn đến chảy máu nướu răng là do mảng bám lâu ngày không được vệ sinh. Những mảng bám này trở thành môi trường sống cho vi khuẩn phát triển bên trong, khiến nướu răng nhạy cảm và dễ tổn thương, dẫn đến viêm, nhiễm.

Bạn có thể chảy máu nướu răng thường xuyên nếu không đánh răng đủ, sử dụng bàn chải quá cứng hoặc bàn chải cũ, quá lâu mà chưa thay. Mặt khác, việc sử dụng chỉ nha khoa quá mạnh tay cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng.


Ngoài ra, chảy máu nướu răng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa thành phần aspirin, ibuprofen... Một khi xảy ra, bạn có thể áp dụng những cách sau để giúp máu ngừng chảy thức thời:

Dùng gạc


Cách đơn giản nhất để ngăn chảy máu lâm thời là dùng gạc, điều này áp dụng cho mọi vết thương chứ không chỉ là vết thương ngoài da. Nếu trong nhà có sẵn băng gạc, bạn có thể dùng gạc sạch áp lên chỗ nướu đang chảy máu. Tuy nhiên, nhiều người có hệ miễn dịch yếu hay đang mắc phải một số bệnh khác có thể mất nhiều thời gian hơn trong việc làm máu ngừng chảy.

Dùng đá


Bạn có thể dùng một ít đá lạnh, túi chườm đá, chườm mát áp nhẹ vào chỗ nướu bị sưng và chảy máu để làm dịu bớt. Các túi chườm lạnh có thể giúp làm dịu các vết thương nhỏ gây sưng như trầy hoặc bị cắt, tương tự với các cơn đau bị gây ra do viêm lợi (nướu). Hãy dùng đá áp trong 10 phút và nghỉ 10 phút, tuy nhiên nếu máu vẫn không ngừng chảy sau một lúc thì bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế.

Nước súc miệng


Nước súc miệng có chất diệt khuẩn có thể vừa ngăn chảy máu răng ngay lập tức, cũng có thể ngăn chặn hiện tượng này trong thời gian dài. Các hoạt chất như chlorohexidine, hydrogen và peroxide có thể giúp diệt khuẩn và giảm sưng tấy, chảy máu. Nước súc miệng cũng có thể phòng ngừa viêm lợi - một trong số những nguyên do chính gây chảy máu.

Nước muối ấm


Theo như Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà từ muối bằng cách cho nửa muỗng cà phê muối vào khoảng 230 ml nước ấm. Hỗn hợp này có thể giúp giảm vi khuẩn và làm ngừng chảy máu. Hãy ngậm nước muối trong miệng và để nó tiếp xúc với phần bị chảy máu một lúc, sau đó nhả ra. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày có thể giúp ngăn chặn chảy máu trong tương lai.


Mặt khác, bạn cũng nên lưu ý thay đổi một số thói quen để ngăn không cho hiện tượng này phát sinh trong tương lai như:

Dùng chỉ nha khoa hằng ngày


Tuy nhiên nên dùng nhẹ nhàng và không nên mạnh tay. Nếu bạn chưa sử dụng chỉ nha khoa bao giờ, thì những lần đầu có thể khiến chảy máu nướu răng do nhiều nguyên nhân như nướu răng có thể sẽ không quen và còn nhạy cảm, hoặc do chưa biết điều khiển lực tay. Tuy nhiên sau một thời gian thì chảy máu nướu răng sẽ ngừng hoàn toàn theo thời gian, bởi dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám - một trong những nguyên do chính gây nên chảy máu nướu răng.

Thay bàn chải thường xuyên


Bạn có biết là sau chỉ 3 - 6 tháng, nhiều loại bàn chảy sẽ "sờn", không còn có khả năng làm sạch răng hiệu quả nữa? Mặt khác, sử dụng cùng một chiếc bàn chải trong thời gian dài mà không thay bao giờ có thể khiến vi khuẩn tích tụ theo thời gian, không những không làm sạch mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, gây chảy máu nướu răng và nhiều loại bệnh khác.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên do lớn dẫn đến các bệnh về răng miệng, theo như Trung tâm quản lý và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC). Hút thuốc lá làm yếu hệ miễn dịch, đồng nghĩa với việc tước bỏ lớp bảo vệ đối bản thân với những vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn thường bám trong răng miệng. Và một khi răng và lợi đã bị tổn thương, việc tiếp tục hút thuốc sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tự chữa lành và ngăn chảy máu.

Định vị "màu xanh" và ăn chúng


Màu xanh lá cây trong thiên nhiên là nguồn chứa vitamin K dồi dào, nhất là các loại rau, cải màu xanh. Việc thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến hiện tượng máu khó đông, khiến cho máu chảy nhiều và lâu lành hơn người bình thường với mọi vết thương chứ không chỉ chảy máu nướu răng. Việc bạn ngừng chảy máu nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào khả năng máu "đông lại" ở miệng vết thương.

Theo Helino

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X