Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào nhịp tim ở ngưỡng nguy hiểm?

Nhịp tim của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng nhịp tim bình thường là như thế nào? Và khi nào nhịp tim được coi là ở ngưỡng nguy hiểm?

Nhịp tim nhanh

Khi tim bạn đập quá nhanh, có thể bạn sẽ mắc chứng tim đập nhanh. Với người trưởng thành, tim đập nhanh là khi nhịp tim trên 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tuổi và tình hình sức khoẻ chung để xem xét tình trạng tim đập quá nhanh.

Có rất nhiều loại tim đập nhanh khác nhau. Phân loại phụ thuộc vào nguyên nhân và phần tim bị ảnh hưởng. Đôi khi, tim đập nhanh có thể chỉ là tạm thời, nhưng nhiều khi đó là bệnh lý.

Một số nguyên nhân có thể gây tim đập nhanh bao gồm:

- Một tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn
- Lo âu hoặc căng thẳng
- Mệt mỏi
- Tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc rượu
- Mất cân bằng điện giải, mất nước hoặc chất điện giải
- Sốt
- Luyện tập thể thao với cường độ nặng
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc
- Hút thuốc lá
- Sử dụng một số loại thuốc kích thích, ma túy (ví dụ như cocaine)

Nhịp tim chậm

Khi tim bạn đập quá chậm, bạn có thể mắc phải hội chứng tim đập chậm. Tim đập chậm thường được định nghĩa khi nhịp tim dưới 60 lần/phút.

Với vận động viên điền kinh và những người thường xuyên luyện tập thể thao, nhịp tim dưới 60 lần/phút được coi là bình thường và thậm chí là khoẻ mạnh.

Một số nguyên nhân khiến tim đập chậm bao gồm:

- Phản ứng phụ do các loại thuốc
- Mất cân bằng điện giải
- Các hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn

Khi nào nhịp tim nhanh hoặc chậm được coi là nguy hiểm?

Cả trường hợp tim đập chậm và tim đập nhanh đều là dấu hiệu của một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn. Nếu bạn xuất hiện cả 2 trường hợp, bạn có thể đang có một vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào đó cần được lượng giá và điều trị.

Tim đập nhanh có thể là do các vấn đề sau:

- Thiếu máu
- Bệnh tim bẩm sinh
- Các bệnh về tim ảnh hưởng đến lưu lượng máu
- Cường giáp
- Tổn thương đến tim, ví dụ như sau khi bị nhồi máu cơ tim.
- Tim đập chậm có thể là do các vấn đề như:
- Dị tật tim bẩm sinh
- Tổn thương tim (do lão hoá, bệnh tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim)
- Các bệnh viêm, ví dụ như lupus ban đỏ hoặc sốt do viêm khớp
- Viêm cơ tim

Nếu bạn có nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm trong một thời gian dài, đó có thể là do rất nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

- Cục máu đông
- Suy tim
- Tình trạng ngất tái phát
- Ngừng tim đột ngột


Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhịp tim của bạn thường xuyên nhanh trên 100 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút (và bạn không phải là vận động viên).

Ngoài nhịp tim, bạn cũng nên theo dác, các triệu chứng khác bao gồm:

- Khó thở
- Choáng ngất
- Chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ
- Có cảm giác rung hoặc đánh trống ngực
- Bị đau hoặc khó chịu tại vùng ngực

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ sử dụng rất nhiều công cụ chẩn đoán để chẩn đoán tình trạng của bạn, bao gồm:

- Điện tâm đồ
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: ví dụ như chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm tim
- Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, ví dụ như cân bằng điện giải hoặc xét nghiệm tuyến giáp

Một khi đã được chẩn đoán, bác sỹ sẽ trao đổi và làm việc với bạn để phát triển kế hoạch điều trị và kiểm soát tình trạng của bạn.

Phụ thuộc vào kết quả của các chẩn đoán xét nghiệm, bác sỹ có thể sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa tim mạch để điều trị và dự phòng các vấn đề tim và mạch máu liên quan.

Bạn có thể làm gì?

Bạn nên đặt mục tiêu chăm sóc tốt cho trái tim của bạn. Những việc này bao gồm thường xuyên luyện tập, ăn chế độ ăn tốt cho trái tim và duy trì cân nặng khoẻ mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên lập kết hoạch đến thăm bác sĩ thường xuyên. Việc này không chỉ là một thói quen tốt mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề như tăng cholesterol máu hoặc bất thường về huyết áp.

Nếu bạn vốn đã có bệnh tim mạch, bạn nên kiểm soát cẩn thận tình trạng bệnh tật của bạn và duy trì kế hoạch điều trị. Uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ và báo cáo lại bất cứ triệu chứng nào mới xuất hiện hoặc triệu chứng nào đang diễn biến xấu đi.

Một số biện pháp dự phòng và giúp trái tim bạn luôn khoẻ mạnh bao gồm:

- Giảm căng thẳng: ví dụ như tập yoga hoặc ngồi thiền
- Hạn chế tiêu thụ caffeine. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng nhịp tim
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. Nam giới và nữ giới trên 65 tuổi chỉ nên uống 1 ly một ngày. Nam giới dưới 65 tuổi chỉ nên uống 2 ly/ngày
- Cai thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nhịp tim và việc cai thuốc sẽ giúp đưa nhịp tim trở về bình thường
- Chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.

Theo ThS Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X