Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào nên đưa bé bị sốt đến bệnh viện?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, sốt được chia thành những mức độ như thế nào? Cách xử trí ở từng mức độ có khác nhau không, thưa bác sĩ? Và trường hợp nào phải đưa bé đi bệnh viện ngay?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Sốt được chia thành những mức độ như:
- Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ bị sốt
- Nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C: Sốt nhẹ
- Nhiệt độ từ 39 độ C - 40 độ C: Sốt cao
- Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao.
Dựa trên những mức độ sốt của trẻ thì có cách xử trí và chăm sóc khác nhau như:
- Khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiệt độ đo được là từ 37,5 độ C - 38,5 độ C thì cha mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo của trẻ hay cho trẻ mặc quần áo thoáng rộng, dễ hút mồ hôi. Lúc này, trẻ chưa cần uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần được uống nhiều nước. Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú nhiều hơn. Cha mẹ không nên để trẻ ở nơi có gió lùa và tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ.
- Khi trẻ bị sốt cao, trên 39-40 độ C thì cha mẹ cần cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc quần áo mỏng, mềm, thoáng, rộng rãi, thoải mái; lấy nước ấm dùng khăn mềm lau mát trẻ; giảm nhiệt độ trong phòng trẻ bằng cách mở cửa (cửa chính, cửa sổ), bật quạt nhẹ (tránh gió lùa).

Lúc này, trẻ cần được cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo tuổi dành cho trẻ nhỏ thường là dạng gói bột, siro, miếng dán hạ sốt hay nhét hậu môn trẻ, thuốc hạ sốt này dễ sử dụng và giúp hạ sốt nhanh, sau khi uống 30 phút và các tác dụng trong vòng 4 - 6 giờ, thuốc ít có tác dụng phụ.

Đồng thời, nên theo dõi thân nhiệt trẻ để xử trí kịp khi trẻ sốt cao co giật. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần cho trẻ uống đúng liều lượng/cân nặng theo chỉ định của bác sĩ đang điều trị. Trường hợp trẻ không uống được, có thể dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, nhưng nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng thuốc dạng viên đặt này.
- Khi trẻ bị sốt rất cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt đồng thời nên hạ nhiệt độ, lau mát cơ thể trẻ bằng cách đặt trẻ nằm ngửa trên giường và cởi bỏ quần áo trẻ rồi dùng khăn mềm thấm nước ấm vắt ráo lau lên trán, hai bên nách, hai bên bẹn, cứ 2 phút thay khăn 1 lần. Nước ấm bốc hơi giúp giãn mạch máu và làm trẻ mát. Khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì ngưng lau mát, lau khô người và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn in trên bao bì, để phòng ngừa trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi. Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị.
Lưu ý, không được nặn chanh vào miệng và mắt khi trẻ bị sốt, và cũng không nên dùng nước đá lạnh để hạ sốt hay lau mát cho trẻ. Khi trẻ đang co giật, không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì càng khiến trẻ bị kích thích và co giật nhiều hơn.
Khi trẻ bị sốt cần được đưa bệnh viện để bác sĩ thăm khám ngay nếu:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 40 độ C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi) hoặc sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài do bất kỳ nguyên nhân nào, nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối. Đã dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không thuyên giảm.
- Trẻ bị co giật, hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
- Trẻ quấy khóc liên tục hoặc bứt rứt nhiều quá.
- Trẻ nằm li bì, khó đánh thức, cổ cứng, phát ban.
- Trẻ bị khó thở, trẻ bỏ ăn hoặc bỏ bú.
- Trẻ bị nôn ói, đi ngoài ra máu, nôn ra máu.
- Trẻ trông rất yếu và mệt, ít đi tiểu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Trẻ nhỏ hay bị sốt, nguyên nhân vì sao?

>>Có thể dùng thuốc nào hạ sốt cho trẻ tại nhà?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X