Hotline 24/7
08983-08983

Hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ

BS.CKII. Nguyễn Phú Hữu, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, có hơn 50% phụ nữ mắc bệnh trĩ trong thai kỳ.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng phức tạp như tắc mạch trong búi trĩ, khiến người bệnh đau đớn, gây hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con.

Theo bác sĩ Hữu, trĩ là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý hậu môn, trực tràng. Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ hơn do có nhiều yếu tố thuận lợi gây bệnh trong thời gian này.

Táo bón kéo dài: Trong thai kỳ, do tử cung chèn ép trực tràng gây nên tình trạng táo bón, đi ngoài rặn nhiều. Khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần so với thông thường. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dãn to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

Tăng áp lực ổ bụng: Do tử cung to dần và lượng máu trong cơ thể của mẹ tăng theo sự phát triển của thai nhi, gây ra sự chèn ép các mạch máu vùng hậu môn trực tràng dễ dàng cho trĩ xuất hiện.

Ít vận động: phụ nữ mang thai thường bị hạn chế vận động, ít đi lại kèm theo nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Khi không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, bệnh trĩ vì thế dễ xuất hiện hơn.

Có hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ.

Theo các bác sĩ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị nội khoa thường áp dụng trong thai kỳ, vì đa số việc dùng thuốc điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Hầu hết phụ nữ rất khó chịu với các triệu chứng của bệnh trĩ và chỉ cảm thấy thoái mải sau khi sinh con. Có người phải vài tuần sau sinh thì các triệu chứng này mới mất đi.

Các chuyên gia sức khỏe về tiêu hóa - gan mật - hậu môn, khuyến cáo phụ nữ mang thai nên chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh các chất kích thích như cà phê, trà, tránh các thức ăn nhiều gia vị như tiêu ớt; uống đầy đủ nước, ăn nhiều chất xơ, hóa có tính mát, có thể dùng một ít thuốc nhuận trường. Phụ nữ mang thai bị trĩ nên vận động thường xuyên như đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, các thai phụ nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ như ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Vệ sinh vùng hậu môn cũng là một trong những việc làm vô cùng cần thiết cho những người bị trĩ. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh càng trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, thai phụ có thể dùng thuốc mỡ bôi tại chỗ, tránh sử dụng thuốc kháng sinh vì rất nguy hiểm cho thai nhi. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà mà tuyệt đối phải tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Nếu sinh xong mà còn trĩ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật như tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su... Nếu bệnh nhân bị trĩ độ 1, 2 sẽ được bác sĩ dùng các liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện để loại trừ búi trĩ.

Theo Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X