Hotline 24/7
08983-08983

Hậu môn khó chịu nhưng không đau tức hay chảy máu, bệnh gì?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Dạo gần đây khi đi tiêu phân mềm em cảm giác hậu môn hơi khó chịu, không đau kiểu tức tức thốn thốn, không chảy máu, đặc biệt khi đi phân dạng keo do uống bia thì khó chịu. Xin hỏi hậu môn em có vân đề gì không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nứt hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nứt hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nguyên nhân gây đau tức hậu môn khi đi tiêu thì rất đa dạng, có thể do rò, nứt hậu môn, viêm nhiễm, bệnh trĩ, khối u, polyp… Về vấn đề đi phân dạng keo (?) có lẽ em cần mô tả rõ hơn thì bác sĩ mới định hướng được (màu sắc, hình dạng, váng mỡ, đàm máu, sợi thịt…).

Tốt nhất, em nên tới khám trực tiếp để tìm nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị được em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nứt kẽ hậu môn là những vết rách ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn) gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi tiêu. Nứt hậu môn cấp tính trông giống như vết giấy rách. Nứt hậu môn mạn tính có những vết rách và hai mẩu da thừa, một ở trong và một ở ngoài.

Bệnh thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết nứt cấp tính sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Đa số các vết nứt hậu môn sẽ hết khi áp dụng phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ ăn vào hoặc ngâm hậu môn trong nước. Nếu bệnh không cải thiện với những phương pháp điều trị và tồn tại hơn 8-12 tuần được coi là mạn tính. Nứt hậu môn mạn tính cần dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật hạn chế tổn thương cơ hậu môn cũng như ngăn ngừa tái phát.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nứt hậu môn là:

- Chảy máu đỏ dính trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu  hoặc một vài giọt trên bồn cầu. Máu có màu đỏ tươi tách biệt với phân;
- Đau trong khi đi tiêu;
- Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài đến vài giờ;
- Ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn;
- Nứt da xung quanh hậu môn;
- Mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc;
- Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón;
- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn;
- Tránh rặn quá mức trong khi đi tiêu. Rặn tạo ra áp lực gây ra vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Bạn nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để đi tiêu thoải mái nhất.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X