Hotline 24/7
08983-08983

Hạn chế tác hại mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao tuy không gây tử vong ngay nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Cholesterol toàn phần trong máu bình thường có chỉ số < 5,2mmol/l, khi chỉ số này tăng trên 5,2mmol/lít là bắt đầu cao. Với loại HDL-C chỉ số trong máu ở người bình thường là ≥ 0,9mmol/l, chỉ số này càng cao càng tốt. Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao.

08-35-27_tr43Ảnh minh họa

Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerit, được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Với loại triglycerit, khi nào có sự mất cân bằng giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.

Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerit máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính

Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người cao tuổi. Vì vậy, mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở người cao tuổi.

Hay gặp nhất trong trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), lòng động vật, tôm… trong các bữa ăn hàng ngày.

Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa.

Hệ lụy mỡ máu cao

Quan hệ giữa mỡ máu cao và các bệnh về gan: Mỡ máu cao gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid. Với người bình thường, lượng mỡ từ thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa hết tại gan trong vòng 12 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, hàm lượng mỡ quá cao khiến chức năng gan suy giảm, mỡ bị tích tụ. Đây là lí do khiến gan dễ bị nhiễm mỡ và một số bệnh lí khác về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan…

Nguyên nhân khiến mỡ máu cao là bởi sự gia tăng các thành phần cholesterol và triglyceride trong máu.

Người mắc bệnh mỡ máu cao khi nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị lớn hơn 4-5mmol/l và nồng độ triglycerid toàn phần lớn hơn 2,3mmol/l.

Bệnh mỡ máu caotuy không gây tử vong ngay nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Quan hệ giữ mỡ máu cao và đái tháo đường: Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều có nguyên nhân xuất phát từ mỡ máu cao.

Lượng triglyceride trong máu tăng đã làm giảm hoạt tính của hooc-môn insulin - vốn là chất được tiết ra từ tuyến tụy để điều hòa đường huyết trong máu, do đó bệnh nhân mỡ máu cao mắc bệnh đái tháo đường là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Quan hệ giữa mỡ máu cao và suy giảm trí nhớ: Suy giảm trí nhớ không chỉ là hậu quả của tuổi tác mà chỉ số mỡ máu cao cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này.

Nguyên nhân là bởi mỡ máu cao đã ức chế quá trình lưu thông máu lên não, góp phần tạo nên loại protein độc hại được gọi là amyloid - một hợp chất được chứng minh có khả năng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Quan hệ giữa mỡ máu cao và các bệnh tim mạch: Trong số những biến chứng nguy hiểm mà mỡ máu cao gây ra thì biến chứng về tim mạch được cho là đáng sợ nhất.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn gấp 2 - 3 lần.

Cholesterol tích tụ lâu ngày gây xơ cứng động mạch hoặc thu hẹp thành động mạch, cản trở quá trình tuần hoàn máu về tim.Các mảng xơ cứng động mạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tăng huyết áp và các hệ lụy kèm theo như đột quỵ, tai biến mạch máu não…

Chế độ ăn thích hợp

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn ngừa vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành với các nguyên tắc sau:

08-35-27_tr42Ảnh minh họa

Giảm năng lượng dưới 1.800kcal, giàu protein, hạn chế chất béo ≤ 15% năng lượng khẩu phần.

Hạn chế ăn đường mía, mứt kẹo dưới 20g/ngày; trái cây quả ngọt cũng hạn chế.

Ăn nhiều rau xanh: 400 - 500g/ngày; tăng sử dụng các chế phẩm của đậu tương, cá; dùng tương, nước mắm như bình thường nếu không tăng huyết áp.

Sử dụng dầu thực vật: dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu cám 15g/ngày.

Các thức ăn có thể sử dụng hàng ngày: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mùng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào; các loại quả mận, bưởi, đào...; gạo tẻ, bánh mì, gạo nếp dưới 300g/ngày, khoai các loại; thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (không mỡ), cá các loại.

Sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, tương (nếu không mắc các bệnh tăng huyết áp).

Các thức ăn hạn chế: Đường kính dưới 20g/ngày, quả ngọt, sữa đặc có đường, trứng: 1 - 2 quả/tuần, các thức ăn muối mặn.

Không nên dùng các loại thức ăn sau: óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa.

Theo Phạm Anh - Kiến thức Gia đình số 11

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X