Hotline 24/7
08983-08983

Gãy ngón chân bao lâu ngón liền xương?

Câu hỏi

Kính thưa bác sĩ, Cháu bị tai nạn lao động. Bàn chân trái của cháu bị lột mảng da khá lớn và bị gãy ngón số 4. Bác sĩ đã phẫu thuật lóc da và dán lại da. Ngón chân thì không phải bó. Sau khi điều trị tại bệnh viện 16 ngày cháu đã ra viện và điều trị tại nhà. Hiện tại đã được 40 ngày thì da cháu đã ổn định nhưng bàn chân vẫn sưng phù. Nếu bình thường không hoạt động thì chân cháu không có cảm giác đau. Nhưng nếu tập tành đi lại thì đau. Cháu muốn hỏi với tình trạng của cháu thì bao lâu chân sẽ giảm sưng phù? Bình thường nếu gãy ngón chân thì bao lâu ngón chân sẽ liền xương ạ? Cháu xin cảm ơn! (Phạm Duy Đoàn - hbct….@...com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thời gian trung bình lành xương ở người trẻ khỏe là 1 tháng. Riêng đối với gãy ngón chân thì có thể kéo dài lâu hơn 1 chút, có thể mất 2 tháng.

Gãy xương và đặc biệt là bị lột 1 mảng da lớn làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây nên sẽ dễ gây sưng nề nhẹ, và điểm gãy xương lâu lâu cũng nhói đau nhẹ khi đi lại nhiều hay trời trở lạnh, dù là xương đã lành.

Ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em đi lại nhiều thì chân sẽ sưng nề nhiều hơn. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết.

Không nói trước được tình trạng phù chân này cụ thể khi nào thì hết, vì có thể kéo dài nhiều tháng tùy bệnh trạng, cơ địa, sinh hoạt và làm việc. Nếu còn đau nhiều thì em khoan đi lại nhiều, nên tập co cơ tại giường, xoa bóp và đi lại sinh hoạt trong nhà. Còn nếu đau ít thì có thể tập đi nhiều hơn chút. Em cần chú ý hạn chế đứng lâu, khi ngồi/ ngủ nên kê chân cao, xoa bóp sẽ giúp cải thiện.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X