Đừng xem thường say nắng
Trong những ngày này, nhiệt độ ngoài trời ở hai miền Trung và Bắc có lúc lên đến 39 - 40OC, thậm chí cao hơn, đã gây nguy hiểm cho một số trường hợp.
Say nắng còn gọi là “trúng thử”, hay đột quỵ do nóng. Đột quỵ do nóng xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao như ánh nắng mặt trời hay từ các nguồn khác nhau. Khi cảm nắng, nhiệt độ cơ thể có thể quá nóng và dễ bị kiệt sức vì nóng.
Chuột rút do nóng xảy ra sau khi mất quá nhiều nước và muối do đổ mồ hôi quá nhiều. Kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến đột quỵ do nhiệt, một tình trạng bệnh đe dọa tính mạng. Trong trường hợp nặng, say nắng thậm chí có thể gây rối loạn chức năng nội tạng, tổn thương não và tử vong.
Các triệu chứng của say nắng có thể xảy ra đột ngột. Một khi cơ thể mất khả năng điều tiết nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên nhanh chóng. Các triệu chứng của say nắng bao gồm đau đầu đột ngột, chóng mặt, lả người hay ngất xỉu, da nóng và khô.
Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 38,9OC hoặc cao hơn, nhịp tim nhanh dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành tiềm ẩn do tăng nhu cầu oxy cơ tim. Trong trường hợp nặng, nôn mửa lặp đi lặp lại và hôn mê có thể xảy ra.
Say nắng dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và người già. Trẻ nhỏ thường không tự nhận thức về cái nóng và nhạy cảm với nhiệt độ tăng cao. Người cao tuổi ít nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ, do đó khả năng tự điều chỉnh nhiệt của cơ thể hoạt động kém hiệu quả.
Cần phải phòng ngừa say nắng như uống nhiều nước không chứa cafein, chất lỏng không cồn hay có thể uống nước gạo rang có cho thêm tí muối, đường và gừng ngay cả khi bạn không khát. Bổ sung lượng nước bị mất qua mồ hôi bằng cách uống ít nhất mỗi 20 phút trong khi tập luyện. Không nên quá gắng sức.
Khi cảm thấy mệt mỏi thì vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi. Tránh ra bên ngoài suốt thời gian nóng nhất trong ngày từ 10g sáng đến 6g tối. Mặc mát mẻ, thoáng, không gò bó, quần áo sáng màu, đội nón rộng vành che mặt, tai, cổ.
Nếu ai có dấu hiệu say nắng cần đưa đến cơ quan y tế ngay lập tức. Trong khi chờ đợi, đưa người bệnh đến nơi mát mẻ. Cung cấp các loại đồ uống mát, tốt nhất là một thức uống có đường và muối. Để ở nơi thoáng gió, nới lỏng cổ áo, quần. Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng. Điều trị say nắng bắt đầu ngay sau khi được chẩn đoán.
Trong trường hợp nhẹ, cơ thể có thể được làm mát hiệu quả bằng cách đưa bệnh nhân đến một khu vực có bóng râm hoặc không khí lạnh, cởi bỏ quần áo và lau mát cơ thể, đặc biệt ở những vùng mạch máu lớn như bẹn, nách, cổ...
Uống nước đá cũng giúp trả lại nhiệt độ cơ thể đến một mức an toàn. Trong trường hợp nặng, điều trị liên quan đến việc làm nguội nhanh, hoặc bằng cách ngâm cơ thể trong một bồn tắm nước đá hoặc dùng quạt thông gió lớn thổi không khí mát mẻ trên da ẩm ướt.
Phục hồi do say nắng phụ thuộc vào tốc độ và hiệu quả của việc chẩn đoán và điều trị. Khi điều trị say nắng nhanh chóng kịp thời, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn trong một hoặc hai ngày.
Bệnh nhân hồi phục có thể cần được nghỉ ngơi và ở lại trong khu vực mát mẻ vài ngày. Bệnh nhân cũng nên áp dụng các cách phòng chống tích cực để tránh say nắng tái diễn.
Một người lao động ở TP.HCM phải lấy túi đá chườm lên đầu cho mát vì nắng nóng - Ảnh: Thanh Tùng Theo BS Nguyễn Đông Hải - phó trưởng khoa nhi BV Bạch Mai, ba nhóm bệnh thường gặp tại khoa này trong tuần nắng nóng kỷ lục vừa qua ở miền Bắc là sốt, viêm màng não do virút và say nóng, say nắng. Lan Anh |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình