Hotline 24/7
08983-08983

Dư da hậu môn có phải bệnh trĩ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con có phần thịt nhỏ bị lồi ra ở hậu môn, đi khám thì bác sĩ nói con bị dư da hậu môn. Bây giờ phần da thừa đó của con lớn hơn, vậy có phải là bị trĩ không ạ? Con bị táo bón, khi đi vệ sinh không chảy máu, phần da thừa cũng không đau mà chỉ nhột nhột vướng vướng thôi ạ. Nếu bây giờ con đi cắt thì bao lâu lành ạ?

Trả lời
Da thừa hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Da thừa hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Mẫu da thừa ở hậu môn thực chất là một khối thịt thừa ở vùng hậu môn. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh cũng có thể do mắc phải một số lý như bệnh trĩ tự tiêu, nứt kẽ hậu môn,… Khi bị da thừa ở hậu môn người bệnh thường không xuất hiện gì nhiều các biểu hiện như đi cầu ra máu, đau rát hậu môn… và người bệnh cũng có thể không cần điều trị.

Với biểu hiện cũng xuất hiện một khối thịt thừa ở hậu môn, tuy nhiên trĩ là là một bệnh lý hậu môn trực tràng, hình thành do sự căng dãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn hình thành nên các búi trĩ. Đối với trĩ ngoại thì búi trĩ có phần bao phủ bên ngoài là phần da, có đi cầu hay không thì cũng tồn tại ở đó, nhưng thường gây đau. Còn đối với trĩ nội thì phần bao phủ bên ngoài là niêm mạc nên sẽ trơn và nhầy, đi vệ sinh rặn nhiều thì trĩ nội lòi ra, đi xong thì tự thụt vào hoặc dùng tay nhét vào.

Như vậy, theo miêu tả của em thì nhiều khả năng đó chỉ là mẫu da thừa hậu môn. Nếu em thấy khối da thừa dư ở hậu môn gây mất thẩm kỹ hoặc khiến cho việc vệ sinh hậu môn khó sạch sau mỗi lần đại tiện, hay khó chịu nhiều như ngứa ngáy vướng víu thì em có thể tiến hành phẫu thuật cắt da thừa hậu môn.

Thực chất tiểu phẫu cắt da thừa hậu môn chỉ là một tiểu phẫu nhỏ và thường không gây nhiều đau đớn, an toàn, ít biến chứng và lành nhanh trong vòng vài ngày. Em khám ở chuyên khoa Ngoại tổng quát để được kiểm tra lại và tư vấn lựa chọn hướng điều trị thích hợp, em nhé .

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thịt dư ở hậu môn trong y khoa gọi là da thừa hậu môn. Nguyên nhân này là bệnh nhân bị trĩ ngoại, khối trĩ to lên nhưng không có triệu chứng chảy máu hay đau vì khối trĩ ngoại nằm dưới da quanh lỗ hậu môn nên không tiếp xúc với phân khi đi cầu. Sau đó, khối trĩ ngoại này nhỏ lại và biến mất nhưng khối da bị nhô ra không thể teo lại.

Trường hợp này hay xảy ra ở phụ nữ khi có thai vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ do tử cung to chèn ép vào các tĩnh mạch hồi lưu vùng chậu và làm các đám rối tĩnh mạch trĩ to ra.

Da thừa hậu môn này không cần điều trị nhưng một số người cho là khối da thừa này gây mất thẩm mỹ và làm cho vệ sinh hậu môn không sạch sau khi đi cầu nên thường muốn giải quyết. Về điều trị chỉ có phẫu thuật cắt bỏ các da thừa này để tạo vẻ thẩm mỹ và vệ sinh.

Để đề phòng da thừa hậu môn to dần, bạn nên thực hiện những biện pháp để phòng chống táo bón và vệ sinh hậu môn bằng nước sau khi đi tiêu. Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động đều đặn sẽ giúp không phải rặn nhiều và đi tiêu dễ dàng. Ngâm hậu môn với nước muối ấm trong 15 đến 30 phút, mỗi ngày từ một lần, nhất là sau khi đi tiêu, sẽ giúp giảm đau và ngứa do bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X