Điếc do đi máy bay?
Nhiều người cho rằng đi máy bay có thể bị điếc, vì vậy TS.BS Nguyễn Trọng Minh, phụ trách phòng khám Tai mũi họng, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã tư vấn về vấn đề này.
Chuyên mục có nhận được email của bạn đọc Võ Tuấn Sinh, 32 tuổi, Việt kiều tại Canada. Trong thư anh Sinh cho biết đang làm quản lý cho một phòng thu âm, do yêu cầu công việc anh phải thường xuyên tiếp xúc với cường độ âm thanh lớn. Trong lần về Việt Nam ăn tết mới đây, khi đi chuyến bay đường dài, vừa xuống đất hai tai anh đột ngột không còn nghe thấy gì. "Tôi đi khám ở một phòng mạch tư thì được chẩn đoán điếc do tiếng ồn. Có phải do tôi đi máy bay ngồi gần cánh nên bị ảnh hưởng của âm thanh động cơ không? Vì lúc lên máy bay sức nghe của tai tôi vẫn không hề hấn gì…"
Để phòng ngừa điếc do ồn thì cần có những thiết bị bảo hộ cần thiết như nút tai, giảm tiếng ồn, làm trong thời gian ngắn, kiểm tra thính giác thường xuyên (đo thính lực chẳng hạn). Tại nhà, vặn nhỏ âm lượng của tivi, đài, âm thanh nổi, máy nghe nhạc walkman. Hãy đeo nút hoặc chụp giảm tiếng ồn khi sử dụng các máy móc có tiếng ồn...
![]() |
Thường thì sau chuyến bay, sức nghe hành khách sẽ trở lại bình thường. (Ảnh minh họa) |
Xử trí triệu chứng này tương đối đơn giản: người đi máy bay được khuyên nên ăn kẹo chewing gum để nhai hoặc nuốt nước bọt nhiều lần trong những lúc máy bay tăng hoặc giảm độ cao, giúp cân bằng áp lực bên trong và ngoài hòm nhĩ làm giảm sự khó chịu trên.
Ngoài ra còn có biện pháp khác là dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt hai cánh mũi kết hợp với ngậm miệng thổi phồng lên nhưng không cho khí ra ngoài (nghiệm pháp Valsalva), sau đó triệu chứng ù tai sẽ giảm, có thể làm nhiều lần. Thường thì sau chuyến bay sức nghe của tai sẽ trở lại bình thường.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình