Hotline 24/7
08983-08983

Dịch mũi có lẫn máu, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Cháu năm nay 25 tuổi. Dạo gần đây trên đầu xương quai xanh phải có nổi một cục u nhỏ, sờ nắn không đau, có lúc cục u tự lặn mất. Khi nào cục u nổi lên cháu lại thấy người mệt mỏi, tay chân hơi run nhẹ, hơi nóng trong người, có lúc sốt nhẹ 38 độ. Cháu bị viêm mũi dị ứng, đang điều trị và đã ổn định. Nhưng mấy ngày nay trong dịch mũi của cháu có lẫn máu. Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp cháu thắc mắc về tình trạng của mình. Cháu xin cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Viêm mũi dị ứng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm mũi dị ứng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy mũi có lẫn máu là do viêm nhiễm, bên cạnh đó còn có thể do dị dạng mạch máu, khối u, dị vật… Em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội sọi xác định vị trí chảy máu và có phương pháp điều trị cầm máu thích hợp.

Khối u sờ thấy ở hố trên đòn có thể là hạch thượng đòn. Hạch thường to lên trong các trường hợp viêm nhiễm, ung thư di căn…

Em cần khám chuyên khoa Ung Bướu sớm để bác sĩ đánh giá hạch trên lâm sàng, cho xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân và điều trị em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này.

Có hai loại viêm mũi dị ứng: theo mùa và quanh năm.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng các phương pháp:

- Dùng thuốc
-
Tiêm thuốc chống dị ứng
-
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): gần giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên trong phương pháp này, thuốc được đặt dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ngứa miệng hoặc tai và rát họng.

Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như: bạn nên sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi.

Cách không để mắc bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc hoặc hít phải chất gây dị ứng. Có thể phát hiệu chất gây dị ứng bằng cách tự bản thân bạn để ý và ghi nhận những khoảng thời gian, địa điểm hoặc tiếp xúc các chất lạ sau khi bị triệu chứng dị ứng.

Một cách khác để nhận biết là làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên, tuy nhiên vì mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên có thể bộ xét nghiệm này không đủ. Do đó, bạn cần hợp tác với bác sĩ và theo dõi xung quanh mình để tìm ra và phòng tránh nguyên nhân dị ứng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X