Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đau nhẹ bàng quang, tiêu chảy, nên điều trị ở khoa nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Con 24 tuổi, bị viêm bàng quang nay gần được 1 tháng. Đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược, bác sĩ phát thuốc cho con uống, nhưng con cảm thấy vẫn chưa khỏi, hay đau bàng quang, chỉ đau nhẹ chứ không dữ dội, đôi khi nhói lên một chút, hay đau nhiều vào sáng khi ngủ dậy; con đi tiểu cũng bình thường, uống nước đầy đủ, không uống rượu, bia, cafe... Dạo này con lại hay bị tiêu chảy, phân lỏng, nhưng không đau bụng, tần suất ít. Con tìm hiểu trên mạng thì có thể do nhiễm khuẩn Ecoli. Con rất hoang mang, giờ con phải đến bệnh viện nào điều trị tốt nhất ạ? Hiện con đang uống thuốc Lyrica 75mg, chỉ uống 1 viên vào buổi tối. Cách nay 1 năm con bị hội chứng ruột kích thích. Mong bác sĩ giúp đỡ.
Trả lời
Viêm bàng quang là bệnh khá thường gặp, nhất là ở nữ giới do niệu đạo ngắn, vi khuẩn xung quang vùng tầng sinh môn dễ dàng thâm nhập vào bàng quang. Bệnh dễ chữa khỏi nhưng cũng dễ tái phát nếu không biết cách vệ sinh cơ thể. Bệnh cũng ít khi để lại biến chứng hay di chứng nguy hiểm, trừ khi mắc phải một vài tác nhân đặc biệt (thường là các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục không an toàn).
Lyrica hay Pregabalin là một loại thuốc giảm đau thần kinh, có nhiều tác dụng phụ nên không phải là thuốc đầu tay dùng trong giảm đau thông thường, bạn không nên tuỳ ý sử dụng mà cần có ý kiến của bác sĩ.
Đau bụng rất có thể liên quan tới tiêu chảy, bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hoá, tốt nhất là ở cơ sở lớn có nội soi tiêu hoá dưới (đại tràng) để tầm soát đầy đủ tìm nguyên nhân bạn nhé!
Thân mến.
Tiêu
chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu
nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu
chảy chính: Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là: Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình tiêu chảy. Dung dịch bù nước đường uống thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau: - Uống nước ép trái cây không đường; - Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây; - Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn; - Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo; - Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn; - Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas; - Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình