Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu cần biết và những câu hỏi liên quan đến một cơn đau tim

Một cơn đau tim thường xảy ra đột ngột, bất chợt, nhưng kèm theo một vài dấu hiệu phát triển bệnh nếu bạn để ý sẽ thấy, theo trang sức khỏe Reader Digest (Mỹ).

Khó chịu ở ngực

Hầu hết các cơn đau tim liên quan đến sự khó chịu ở giữa ngực kéo dài hơn một vài phút, hoặc biến mất và sau đó trở lại. Bạn có thể cảm thấy như một có một mức độ khó chịu nào đó từ áp lực ngực hoặc bị đau ngực, thì đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Khó chịu trên cơ thể

Đau ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày có thể báo hiệu vấn đề này.

Khó thở

Triệu chứng này có thể xảy ra khi bạn có hoặc không có bị áp lực, đau đớn gì ở ngực.

Các dấu hiệu khác

Chú ý đến các triệu chứng cơ thể bạn thường không gặp phải, chẳng hạn như đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi quá mức cũng là một trong những biểu hiện quan trọng của bệnh tim bạn hết sức lưu ý.

Tôi có thể bị đau tim thầm lặng?

Vâng, những người bị tiểu đường có nhiều khả năng bị “nhồi máu cơ tim thầm lặng.” Bạn không thể bắt gặp bất kỳ triệu chứng nhồi máu cơ tim “công khai” nào như đau ngực chẳng hạn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, hoặc thậm chí ngất xỉu nhanh chóng sau đó.

Thời gian nào trong ngày dễ bị đau tim hơn?

Một cơn đau tim có thể tấn công bất cứ lúc nào, nhưng nó xảy ra thường xuyên nhất vào đầu giờ sáng. Các cơn đau tim 40% phổ biến hơn từ 6 giờ sáng đến giữa trưa, so với các thời điểm khác trong ngày. Tương tự như vậy, tử vong đột ngột vì tim phổ biến hơn 29% vào buổi sáng.

Tôi nên làm gì nếu biết mình bị đau tim?

Gọi xe cứu thương ngay lập tức và giữ bình tĩnh. Sau đó, ngồi hoặc nằm yên và nhai chậm một viên aspirin 300 mg - aspirin giúp giảm thiểu tổn thương tim hoặc ngăn chặn phát triển cục máu đông nguy hiểm, bằng cách giảm “dính” của các tiểu cầu trong máu, đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu. Ngoài ra, đừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong lúc tới bệnh viện.

Tôi có thể tập thể dục sau khi bị đau tim không?

Tập thể dục thực sự làm giảm nguy cơ bị đau tim lần hai, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm một thói quen tập thể dục an toàn. Các bác sĩ có thể đề nghị bạn đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội để giúp tăng cường cơ tim.

Theo Huỳnh Dũng - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X