Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu, thỉnh thoảng bị nôn sau 4 tháng tổn thương vùng đầu, nên làm gì?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ, Bác của cháu (47 tuổi) có xảy ra va chạm với hàng xóm, bị người hàng xóm quấn tóc và kéo lê khoảng 5m. Sau khi đi khám có kết luận của bệnh viện là tổn thương phần mềm. Hiện tại đã được 4 tháng từ lúc xảy ra sự việc nhưng bác vẫn bị đau đầu, có lần kèm theo nôn. Bác sĩ cho cháu hỏi gia đình nên làm như thế nào? Tình trạng như vậy thì bao lâu đầu mới có thể hết đau được, nên dùng thuốc gì? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Hiện tượng đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tổn thương phần mềm vùng đầu của bác em tới 4 tháng thì đã lành rồi, việc bác em còn đau đầu, thỉnh thoảng buồn nôn thì phải xem lại xem có tổn thương gì ở não không (nếu lần trước chưa chụp CTscan sọ não thì lần này nên chụp), xem có tổn thương tâm lý hay không (cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn), hay do bệnh lý khác kèm theo (như cảm nhiễm siêu vi kèm viêm dạ dày...).

Do đó, cách tốt nhất là gia đình nên cho bác em đến khám lại bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để kiểm tra toàn diện lại, xác định nguyên nhân rồi mới có thuốc uống phù hợp được, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) sọ não dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt.

Trong lúc chụp, bạn sẽ nằm trên một bàn có gắn với máy chụp CT, một loại máy có dạng ống. Bạn sẽ đặt đầu vào trong máy chụp và máy sẽ rà tia X xuyên qua đầu. Mỗi góc chụp sẽ cho ra ảnh một lát cắt nhỏ ở đầu và mặt. Mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng để chụp được nhiều góc. Tất cả ảnh sẽ được lưu lại trên máy tính và cũng có thể được rửa ra.

Trong một số trường hợp, thuốc màu gọi là chất cản quang được tiêm vào trong tĩnh mạch ở tay hay vào cột sống. Chất cản quang sẽ giúp chụp CT các cấu trúc và cơ quan dễ dàng hơn trên ảnh. Chất cản quang còn được sử dụng để kiểm tra dòng lưu thông của máu và kiểm tra xem có khối u, vùng viêm nhiễm hay tổn thương về thần kinh hay không.

Chụp CT sọ não sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí (xoang) trong xương gần mũi, và tai trong. Nếu những khu vực này cần lưu tâm, bạn nên thực hiện chụp CT.

Chụp CT sọ não được dùng để đánh giá các bệnh lý hay đau đầu.

Chụp CT sọ não được đề xuất thực hiện để giúp bác sĩ chẩn đoán hay theo dõi những bệnh lý sau đây:

- Dị tật bẩm sinh ở đầu hay não;
- Nhiễm trùng não;
- Khối u não;
- Tích tụ dịch lỏng trong não (não úng thuỷ);
- Chứng dính liền sớm khớp sọ;
- Tổn thương đầu hay mặt;
- Đột quỵ hay chảy máu não;

Chụp CT sọ não thực hiện để tìm ra nguyên nhân của:

- Những thay đổi trong cách suy nghĩ và hành vi;
- Ngất xỉu;
- Đau đầu, khi có những dấu hiệu và triệu chứng nhất định;
- Mất thính lực (ở vài bệnh nhân);
- Triệu chứng của tổn thương một phần não, như vấn đề về thị lực, giảm trương lực cơ, tê và ngứa ran, mất thính lực, gặp khó khăn trong việc giao tiếp hay các vấn đề về nuốt thức ăn.

Nếu được sử dụng thuốc cản quang, bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước cũng như thải thuốc khỏi cơ thể bạn.

Có thể bạn sẽ có máu bầm tại vùng tiêm thuốc cản quang, điều này là vô hại và sẽ tự khỏi. Nếu khối máu tụ lớn và gây khó chịu, bạn có thể đắp lạnh trước, và 24 giờ sau đó đắp bằng gạc ấm, ẩm để giúp làm tan cục máu đông.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X