Hotline 24/7
08983-08983

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt đỏ không đau, dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Cuống lưỡi của em nổi nhiều hạt đỏ khá lâu, không đau, nhưng em lo quá không biết có sao không? Không biết có sao không thưa bác sĩ? Em xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Những hạt đỏ trên là không bình thường, thường gặp nhất trong viêm lưỡi mạn, viêm họng mạn, cũng có thể trong bệnh lý ác tính. Vì thế em cần khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ soi kỹ toàn bộ vùng hầu họng của em.

Trong thời gian này, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Bệnh viêm họng mạn tính có nguy hiểm không?

>>Hát karaoke có ảnh hưởng gì đến bệnh viêm họng mạn tính?

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng trong thời gian dài, thể hiện chủ yếu dưới 3 hình thức chính đó là xuất tiết, quá phát và teo. Thể điển hình của viêm họng mạn tính là viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính.
Để điều trị bệnh viêm họng mạn tính thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ được nguyên nhân đó. Dựa trên cơ sở này, có các phương pháp điều trị viêm họng mạn tính sau:

- Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan hay các hội chứng trào ngược để có thể loại bỏ được bệnh viêm họng mạn tính.
- Áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ như bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính và có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Đối với viêm họng thể teo thì bệnh nhân nên bôi và súc họng với thuốc có iod loãng hoặc thuốc dầu hay nước khoáng.
- Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng này, tránh bệnh viêm họng mạn tính nặng thêm.
- Để điều trị các triệu chứng của viêm họng mạn tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm và các loại thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh sử dụng thuốc ho thảo dược để giảm những cơn ho gây khó chịu có họng.

Điều trị toàn thân bằng cách thay đổi thể trạng, tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống và môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể. Bổ sung các loại vitamin A, C, D để tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc viêm họng mạn tính.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X