Hotline 24/7
08983-08983

Cổ tay bị đau sau té xe, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thứ 7 tuần vừa rồi em bị té xe, chụp Xquang ở cổ tay thì bác sĩ nói không bị gì. Nhưng đến hôm em cứ xoay cổ tay thì thấy vẫn cong đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn.

Trả lời
Khám cổ tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khám cổ tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trên phim Xquang thì mình sẽ quan sát chủ yếu xem là có gãy xương, nứt xương hay không. Do vậy, khi BS xem kết quả phim Xquang nói là không “có vấn đề về xương” nghĩa là không thấy gãy xương hay nứt xương. Sau chấn thương không gãy xương, dây chằng, gân cơ, mô mềm vẫn có thể bị tổn thương và cho hình ảnh phim Xquang bình thường.

Nếu em vẫn xoay được cổ tay đủ 360 độ thì chứng tỏ không có trật gân, không cần phải đi nắn chỉnh nhưng phần mềm nơi cổ tay bị tổn thương thì cần thời gian mới lành, em cần để cổ tay nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, xách nặng, nếu cổ tay bị đau nhiều thì nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ cho đeo đai cố định ngắn hạn và kê thêm thuốc giảm đau phù hợp cho em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Khi cổ tay bị đau, bệnh nhân cảm thấy đau ngay ngón cái, cổ tay và tiếp tục lan đến cẳng tay. Bên cạnh đó còn sưng nề cổ tay, cử động tay gặp rất nhiều khó khăn như viết bài, cầm nắm các vật dụng, lái xe…

Để điều trị đau cổ tay, bạn nên:

- Chủ động thư giãn cho cổ tay khi đang làm việc quá sức nhằm tránh các hiện thượng đau, tê, nhứt tay.

- Khi gặp bất kỳ các triệu chứng nào đau vùng cổ tay ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng nẹp để cải thiện tình trạng này.

- Nếu được sự cho phép của bác sĩ, chúng ta có thể sử dụng thuốc ibuprofen và aspirin nhằm làm dịu các cơn đau.

- Ngoài ra, việc tiêm corticoid ở bệnh nhân cũng được sử dụng nếu các cách thức trên chưa mang đến hiệu quả.

- Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị đau vùng cổ tay này là ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì ta cần phục hồi chức năng của cổ tay theo tư vấn các bài tập của bác sĩ. Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài tập này đều đặn, tránh tự ý thao tác theo ý muốn của mình hoặc bỏ ngang bài tập trong suốt lộ trình điều trị.

- Mọi chuyển động tay chân cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh lặp lại các động tác như nắm, duỗi, xoay cổ tay… nhằm tránh các hoạt động gây kích ứng các triệu chứng.

- Bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật thần kinh cổ tay, xương cổ, vi dòng điện cũng như kết hợp các bài luyện tập thể dục nhẹ nhàng.

- Trường hợp đau cổ tay ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm cắt bỏ dây gân ở ống cổ tay.

Đau cổ tay nếu được điều trị tốt đi kèm với chế độ sinh hoạt hàng ngày nhẹ nhàng ở vùng cổ tay sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giảm mọi triệu chứng gây, đau, tê, nhức. Do đó, để điều trị tốt hiện tượng này, bệnh nhân cần đi khám sớm để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về tình trạng đau vùng cổ tay nhằm phòng ngừa hiệu quả.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X