Hotline 24/7
08983-08983

Có nên mổ tháo vít do vỡ mỏm đốt sống cổ C2?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em là nam, năm nay 28 tuổi, bị vỡ mỏm đốt sống cổ C2 đã được nẹp vít ở Bệnh viện Việt Đức: - Em có nên mổ tháo vít ra không ạ? - Nếu không tháo vít khi vận động thể thao (như đá bóng) có ảnh hưởng gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Trả lời
Vỡ đốt sống C2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vỡ đốt sống C2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Để trả lời câu hỏi này, có lẽ em cần quay lại gặp trực tiếp bác sĩ đã phẫu thuật cho em trước đó vì lý do như sau:

- Chỉ định lấy bỏ dụng cụ cố định cột sống phụ thuộc vào chất liệu, một loại kim loại trơ, không gây phản ứng cho cơ thể thì không cần phải lấy ra.

- Dụng cụ cố định chỉ tháo bỏ được khi bác sĩ xác định cột sống em đã đủ vững, tức là đủ thời gian để lành và lành tốt, không di chứng.

Đối với các bệnh nhân gãy cột sống cổ phải dùng dụng cụ cố định thường không ảnh hưởng gì đến khả năng vận động em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:
 


Gãy xương cổ (gãy cổ hoặc gãy các đốt sống cổ) là loại chấn thương xương đốt sống cổ vô cùng phức tạp do bị nứt, gãy, sụt lún từng đốt sống hoặc toàn bộ các đốt sống. So với các loại chấn thương khác thì gãy đốt sống cổ có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất và quá trình điều trị hết sức phức tạp. Nếu bệnh nhân không bị gãy cổ dẫn đến tử vong (trong trường hợp gãy cổ gây chèn ép tủy cổ) mà chỉ gây liệt thì toàn bộ cơ thể cũng sẽ không thể đứng dậy và di chuyển bình thường được. Ngoài ra gãy cổ còn gây nên biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng loạt các cơ quan và bộ phận khác như động mạch sống, các nhánh giao cảm và các rễ thần kinh từ C5 đến C7.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương cổ xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng chung quy lại là sự chấn thương cổ mạnh mẽ gây áp lực đột ngột lên đốt sống cổ khiến nó bị gãy và vỡ. Các nguy cơ khác như già yếu, loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ, các chấn thương cổ nhiều lần lặp lại… cũng có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương cổ bất cứ lúc nào.

Các triệu chứng khi gãy đốt sống cổ:

- Đau nhức và sưng bầm tại vùng cổ là những biểu hiện ban đầu của gãy xương cổ
- Nhạy cảm của cơ quan cảm giác tại hệ thống cổ, cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ năng như cơ bắp bị yếu hoặc co cứng nhẹ đến co cứng hoàn toàn
- Biến dạng phần cổ: Thông thường các biến dạng hy vọng bệnh nhân còn sống được là xuấ hiện các mấu gai lồi ra sau, với các trường hợp biến dạng do gãy ngang xương hoặc gãy có di lệch thì không còn hy vọng bệnh nhân sống sót.
- Đối với trường hợp gãy cột sống cổ cổ có liệt tủy bệnh nhân sẽ có những biểu hiện riêng biệt nặng hơn như sau: Nếu gãy cổ vùng cổ cao sẽ gây liệt 4 chi chính của cơ thể, gãy cổ tại vùng cổ thấp gây liệt hai chi dưới và liệt một phần hai chi. Bệnh nhân sẽ bị liệt cảm giác và cơ thắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng tùy mức độ.

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị gãy xương cổ cụ thể bao gồm:

- Phương pháp cố định cổ hoàn toàn cùng với mũ bảo hiểm trong trường hợp gãy xương cột sống cổ không ảnh hưởng đến tủy sống cổ.
- Phương pháp cổ nẹp hoặc cổ áo: Được sử dụng với các trường hợp gãy xương cổ đơn giản và phải đeo cho tới khi cổ hồi phục và liền xương bị gãy hoàn toàn thông qua quá trình tái tạo các mô xương mới.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm giúp giảm đau và kháng viêm, chống nhiễm trùng tại vị trí xương cổ bị gãy.
- Phẫu thuật khôi phục xương với ốc vít tấm kim loại
- Phẫu thuật khôi phục xương với phương khác cố định giữ xương đốt sống cổ bị gãy
- Phẫu thuật khôi phục xương bằng nối các phần và mảnh xương gãy với nhau
- Phẫu thuật khôi phục xương bằng cách tiêm các vật liệu cần thiết vào đốt sống giúp chúng nhanh liền xương (hay còn gọi là phẫu thuật Kyphoplasty).
- Các bài tập vật lý trị liệu tại đốt sống cổ giúp phục hồi chức năng đốt sống cổ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X