Hotline 24/7
08983-08983

Có nên dùng thuốc Amlodipine lâu dài với người bệnh tăng huyết áp và tiểu đường?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi bị huyết áp và tiểu đường đã lâu. Hiện nay đang uống thuốc Amlodipine nhóm chẹn calci rất hiệu quả. Sức khỏe tốt, không xuất hiện phản ứng phụ như các loại thuốc HA khác. Xin hỏi bác sĩ: dùng thuốc này lâu dài mà không đổi thuốc khác có được không? Xin cám ơn BS!

Trả lời
Người bệnh tiểu đường dễ bị tăng huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người bệnh tiểu đường dễ bị tăng huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Thưa bác,

Tăng huyết áp là một bệnh đi kèm ở người đái tháo đường, chiếm khoảng 70%. Nếu không kiểm soát huyết áp tốt, người bệnh đái tháo đường dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, bệnh thận mạn…

Kiểm soát huyết áp bao gồm dùng thuốc, ăn uống giảm muối và vận động hợp lý. Có nhiều nhóm thuốc hạ áp dùng ở người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên nhóm thuốc ức chế men chuyển (tên hóa học có gốc là -pril như captoril, enalapril…) hoặc nhóm ức chế thụ thể angiotensin II (tên hóa học có gốc là - sartan như losartan, telmisartan…) thường ưu tiên sử dụng vì ngoài tác dụng hạ áp tốt thuốc còn góp phần bảo vệ thận (khi có đạm lượng ít trong nước tiểu) và bảo vệ tim mạch nhưng tác dụng phụ gây ho khan có thể khiến phải ngưng thuốc trong một số trường hợp.

Trường hợp của bác, bác sĩ có thể xem xét dùng lại một trong hai nhóm thuốc trên đã phân tích, trong trường hợp chống chỉ định hoặc có tác dụng phụ khó chịu thì mới xem xét dùng nhóm thuốc hạ áp khác, ví dụ Amlodipin.

Bác nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là bệnh thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Chưa biết lý do vì sao có sự tương quan đáng kể giữa hai bệnh này, nhưng người ta giả định rằng béo phì, nhiều chất béo, chế độ ăn uống nhiều natri và không hoạt động dẫn đến sự gia tăng đồng thời cả hai bệnh trên.

Sự kết hợp của tăng huyết áp và bệnh tiểu đường đặc biệt nguy hiểm và có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Nhiều nghiên cứu trong thập kỷ qua đã phát hiện ra rằng việc hạ huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Nhiều chuyên gia tin rằng việc hạ huyết áp có thể là bước quan trọng nhất mà những người bị tiểu đường cần làm, quan trọng hơn cả làm giảm đường huyết. Bị tiểu đường và huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh liên quan tiểu đường, chẳng hạn như bệnh võng mạc, có thể gây mù lòa và bệnh thận.

Bạn có thể thay đổi lối sống để làm giảm huyết áp. Chủ yếu là chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày (điều này là bắt buộc). Hầu hết bác sĩ khuyên nên đi bộ nhanh trong 30 phút mỗi ngày, ngoài ra những bài tập thể dục nhịp điệu cũng có thể làm cho tim của bạn khỏe mạnh hơn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập thể dục cường độ trung bình tối thiểu 150 phút/tuần và/hoặc bài tập tim mạch nặng 90 phút/tuần.

Bạn phải quen với việc thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như giảm đường trong chế độ ăn, nếu muốn tốt cho tim thì bạn cũng phải giảm bớt lượng muối, thịt có nhiều chất béo và các sản phẩm từ sữa.


ThS.BS Võ Tuấn Khoa
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X