Hotline 24/7
08983-08983

Có nên cho bé nạo VA khi thường xuyên bị sổ mũi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con tôi 11 tuổi thường hay sổ mũi, khi đi khám bác sĩ chẩn đoán con tôi bị VA tồn dư, phải cắt bỏ. Vậy việc cắt bỏ VA có nên hay không? Có hướng điều trị nào khác không? Sau khi cắt bỏ thì có khỏi bệnh dứt điểm không?

Trả lời
Trẻ bị sổ mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Trẻ bị sổ mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Xuân Hương,

VA là một trong những tổ chức lympho trong một vòng các tổ chức lympho ở vùng mũi họng. Tổ chức này làm nhiệm vụ như những “người lính bảo vệ” cửa ngõ của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhưng khi tổ chức này bị “thoái hóa”, trở thành nơi lưu trữ thay vì bài trừ vi khuẩn thì sẽ gây nên hiện tượng phù nề, tiết dịch viêm làm cho trẻ em có triệu chứng chảy mũi dịch đục, vàng, xanh… nghẹt mũi, thậm chí gây biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm phế quản phổi. Đó cũng là lý do tại sao trẻ nhỏ hay phải nạo VA.

Thông thường, tổ chức VA sẽ teo dần đi khi trẻ lên 8 tuổi và hầu như không còn thấy ở người lớn. Nếu bác sĩ đã khám cho con bạn và nói cháu có VA tồn dư và khuyên nạo bỏ thì bạn có thể nghe theo chỉ định này.

Thủ thuật nạo VA theo tôi nghĩ cũng đơn giản và không nguy hiểm. Hi vọng con bạn sẽ hết bị sổ mũi sau khi làm thủ thuật này.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tuyến VA là khối mô nhỏ ở phía sau mũi, phía trên vòm miệng. Bạn không thể thấy tuyến VA khi nhìn vào miệng của ai đó.

Tuyến VA là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

Chỉ có trẻ em mới có tuyến VA. Chúng bắt đầu phát triển từ khi sinh ra và lớn nhất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi. Ở độ tuổi từ 7 đến 8, các tuyến VA bắt đầu nhỏ lại và biến mất hoàn toàn khi trưởng thành.

Tuyến VA có ích ở trẻ nhỏ nhưng lại không cần thiết cho hệ thống miễn dịch của người lớn. Đây là lý do tại sao chúng nhỏ lại và cuối cùng biến mất.

Đôi khi tuyến VA của trẻ có thể bị sưng hoặc to lên sau khi nhiễm vi khuẩn, virus hoặc sau một tác nhân gây dị ứng.

Trong hầu hết các trường hợp, tuyến VA sưng chỉ gây khó chịu nhẹ và việc điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, đối với một số trẻ em, nó có thể gây khó chịu nghiêm trọng và ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày của bé. Tuyến VA có thể cần được loại bỏ nếu con bạn:

- Gặp các vấn đề về hô hấp: khó thở bằng mũi và phải thở bằng miệng, nứt nứt và khô miệng;
- Khó ngủ: con của bạn có thể gặp các vấn đề khi ngủ và bắt đầu ngáy ngủ. Trong trường hợp nặng hơn, một số trẻ có thể bị ngưng thở khi ngủ;
- Các vấn đề tái phát hoặc dai dẳng ở tai như nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)
- Viêm xoang tái phát hoặc dai dẳng: dẫn đến chảy mũi liên tục, đau mặt và nói giọng mũi.

Tuyến VA có thể được cắt bỏ bằng cách phẫu thuật bởi bác sĩ khoa tai-mũi-họng và mất khoảng 30 phút. Sau đó, bé sẽ cần ở lại khoa hồi sức trong một giờ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng.

Cắt tuyến VA đôi khi được thực hiện vào buổi sáng, trong trường hợp đó, con của bạn có thể có thể về nhà ngay trong ngày. Tuy nhiên, nếu thủ thuật được thực hiện vào buổi chiều, bé có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm.

BS.CK2 Vũ Hải Long
Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X