Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số IgE tăng gấp đôi, có nên đến Bệnh viện Da Liễu điều trị?

Câu hỏi

Xin bác sĩ tư vấn giúp em, Em bị dị ứng ngứa và đã xét nghiệm tại Viện Pasteur, không bị giun sán hay gan nhưng chỉ số IgE gấp đôi chỉ số cho phép, bác sĩ nói do cơ địa nên không uống thuốc gì. Vậy em có nên đi Viện Ký sinh trùng hay Viện Da Liễu để được tư vấn và điều trị ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương


Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp
Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp


Chào em,

Xét nghiệm IgE thường tăng trong các bệnh dị ứng (như chàm, sổ mũi dị ứng...), nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý của tế bào bạch cầu trong máu... Nói cách khác, IgE tăng cao không phải là nguyên nhân gây ra dị ứng, mà chính là bệnh dị ứng làm cho IgE tăng cao, khi em xác định được nguyên nhân gây dị ứng và điều trị giảm / khỏi bệnh thì IgE sẽ giảm xuống.

Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng làm tăng IgE không phải lúc nào cũng do nhiễm giun sán, do bệnh gan, mà có khi là do cơ địa bị dị ứng với tác nhân nào đó chưa nhận biết được (như môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm ăn vào, biến đổi thời tiết...). Kết quả kiểm tra nhiễm giun sán cho thấy em có nhiễm giun đũa, không nhiễm sán chó và không nhiễm giun lươn, chứ không phải là hoàn toàn không bị nhiễm giun sán.

Mặt khác, dù không có nhiễm giun sán và không có bệnh gan thì khi em bị dị ứng, ngứa nhiều thì vẫn cần điều trị giảm triệu chứng cho em, xác định được tác nhân gây dị ứng thì càng tốt.

Điều trị nhiễm giun đũa khá đơn giản, do đó em nên đến Bệnh viện Da Liễu để được điều trị thích hợp, không cần phải đi Viện Ký sinh trùng, khi đi khám nhớ đem theo kết quả xét nghiệm ở Pasteur cho bác sĩ xem, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiễm giun đũa là một bệnh nhiễm trùng do một loại giun ký sinh ở ruột người. Loại giun tròn có kích thước lớn này có thể nhìn thấy dễ dàng mà không cần kính hiển vi.

Những triệu chứng nhiễm giun đũa bao gồm:

- Sốt;
- Dễ nổi cáu;
- Khó ngủ về đêm;
- Giun được tìm thấy trong phân;
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau bụng và đôi khi là tiêu chảy;
- Một số trường hợp giun kí sinh ở phổi gây ra chứng thở khò khè.

Nguyên nhân nhiễm giun đũa có thể do trứng giun đũa lây lan khi người bệnh tiếp xúc với nước, thức ăn hoặc tay nhiễm bẩn (ví dụ khi ăn rau chưa rửa sạch). Ấu trùng giun sẽ di chuyển từ ruột đến những bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi. Sau đó chúng quay trở về ruột và đẻ trứng.

Thuốc có thể điều trị được giun đũa. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này. Để kiểm soát bệnh, bạn cần chú ý đến những thói quen như:

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

- Tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ;

- Luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh tạo môi trường sống cho giun phát triển.

- Đun sôi hoặc ngâm vải lanh, đồ ngủ, khăn hoặc quần áo của người bệnh trong dung dịch ammonia (1 tách ammonia cho 18 lít nước).

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn:

- Ăn uống thức ăn được nấu chín.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sổ giun cho vật nuôi.
- Kiểm tra giun cho cả gia đình.
- Vệ sinh và lau chùi sạch sẽ các vật dụng trong nhà.
- Gọi cho bác sĩ khi bạn sốt, đau bụng dữ dội, đau ngực hoặc thở hụt hơi.
- Thông báo bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn đang bị nhiễm giun trong thời gian mang thai.
- Giặt quần áo bẩn với nước nóng, hoặc ngâm chúng trong dung dịch ammonia trước khi giặt sạch.
- Khử trùng đồ chơi hoặc cọ rửa chúng bằng dung dịch ammonia, sau đó rửa sạch bằng nước.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn tiếp tục mắc phải những triệu chứng của bệnh sau khi đã được điều trị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X