Hotline 24/7
08983-08983

Cháu bị nứt kẽ hậu môn, dường như nó không tự lành được thì phải

Câu hỏi

Cháu đã từng cắt trĩ nhưng bệnh cũng không đỡ nhiều. Cháu cũng có đi khám lại 3 lần thì đều có chuẩn đoán là trĩ nội độ I, nứt kẽ hậu môn.

Trả lời
Chào các bác sĩ,

Cháu tên Quyên. cháu có câu hỏi về bệnh trĩ và nút kẽ hậu môn muốn hỏi các bác sĩ. Cháu đã từng cắt trĩ nhưng bệnh cũng không đỡ nhiều. Cháu cũng có đi khám lại 3 lần thì đều có chuẩn đoán là trĩ nội độ I, nứt kẽ hậu môn. Cháu cũng uống thuốc theo đơn nhưng cũng không thấy khả quan lắm.

Hiện nay thì cháu cũng không hay bị táo bón nữa và đi ngoài cũng khá đều nhưng thi thoảng vẫn bị rát hậu môn như vết đau của nứt kẽ, vết nứt này rất to, lúc phẫu thuật cắt trĩ xong cũng xuất hiện rồi và bây giờ vẫn thấy to như vậy. Cháu có cảm giác nó không thể lành được thì phải.

Cháu không biết có bị thêm bệnh gì không. Miêu tả bằng lời có thể cũng khiến các bác sĩ khó hình dung nên cháu cũng mong các bác tư vấn cho cháu địa điểm bệnh viện có phòng khám chuyên khoa về hậu môn để cháu biết rõ hơn về tình hình bệnh của mình. Cháu xin cảm ơn!


(Quyên - nguyenthi...@gmail.com)

  

Chào cháu,

 

Tất cả các rối loạn tiêu hóa: táo bón, kiết lỵ, thói quen ngồi đại tiện lâu, các bệnh có sẵn tại hậu môn: trĩ (kể cả nội, ngoại hay hỗn hợp), viêm hậu môn (nhất là ở những người ăn nhiều ớt, tiêu) đều có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.

 

Các nguyên nhân có sẵn kể trên làm cho niêm mạc hậu môn trương phù lên, rất dễ rách mỗi khi đi ngoài, bất kể lựa kiểu đi ngoài như thế nào.

 

Ở những người nứt kẽ hậu môn cơ thắt luôn tăng co thắt, đo áp lực hậu môn luôn luôn cao làm hạn chế tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ càng tạo cho nứt kẽ khó liền trở thành mạn tính. Nếu không được điều trị ổ loét dễ thành áp xe, rò hậu môn.

 

Triệu chứng gồm:

 

- Đau hậu môn khi đại tiện.

 

- Đại tiện khó, táo bón: Phân khô - rắn, người bệnh cố rặn gây tổn thương thêm cho vết nứt kẽ, dẫn tới đau dữ dội làm cho người bệnh sợ đi ngoài.

 

- Chảy máu tươi: Máu đỏ tươi bám theo phân hoặc nhỏ giọt, số lượng có thể nhiều, có thể ít tùy theo vết nứt kẽ sâu hay nông.

 

- Mẩn ướt: Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, kích thích vùng da xung quanh, xuất hiện vạt da tăng sinh, mẩn ướt, ngứa khó chịu.

 

Điều trị cần uống thuốc, bôi thuốc, vệ sin sạch sẽ sau đi tiêu, ăn uống nhiều rau quả, uống nhiều nước, tránh ngồi lâu... để không bị táo bón, sẽ làm cho trĩ và nứt hậu môn dễ tái phát.

 

Cháu nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hay chuyên khoa tiêu hóa ở BV Bình Dân, BV Đại học Y Dược... nhé.

 

Chúc cháu mau bình phục!
 
BS Châu Thị Kiều Oanh
 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X