Hotline 24/7
08983-08983

Chậm hiểu, khó tập trung, chữa trị bằng cách nào?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Đầu óc em chậm hiểu, làm gì không tập trung được, thỉnh thoảng hay bị đơ. Không biết có cách nào chữa trị được không thưa bác sĩ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Ở người trẻ, suy giảm trí nhớ thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Người trẻ phải đối diện với nhiều áp lực, bao nhiêu điều phải suy nghĩ, trăn trở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi, đau đầu thường xuyên. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém.

Ngoài ra, việc giảm trí nhớ, kém tập trung còn có thể do bệnh lý gây nên, như bệnh lý mạch máu não, đau đầu migrain, u não, thiếu chất, nhiễm độc, đôi khi là do di truyền IQ thấp.

Do vậy, em nên sắp xếp thời gian khám chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra và điều trị thích hợp, tùy thăm khám ban đầu mà xét nghiệm sẽ cho chỉ định xét nghiệm thích hợp, không cần phải làm toàn bộ xét nghiệm hay chụp CTscan sọ não nếu không cần thiết.

Ngoài ra, em nên luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý, tránh các tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo và mạng xã hội, tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt đông xã hội, du lịch...

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và “khổ chủ” không nhớ những chuyện đã xảy ra xung quanh. Ngoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não.

Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ ngày càng tăng còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm... Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn… dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian.

Để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên”:

- Thu xếp công việc ngăn nắp, tránh căng thẳng stress

- Hạn chế tối đa hút thuốc lá và uống rượu. Đặc biệt, rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều. Khi có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau đầu mất ngủ…, bệnh nhân phải đi khám để điều trị căn nguyên.

- Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những phương cách cải thiện trí nhớ. Đây là cách hữu hiệu với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, kể cả trẻ em và người lớn gặp vấn đề về khả năng tập trung, những người bị khiếm khuyết năng lực học tập và các nạn nhân của chấn thương sọ não hoặc đột quỵ.

- Những người trẻ cũng phải tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận: quan sát các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm… 

- Đồng thời, khi thấy bản thân bắt đầu có các dấu hiệu hay quên, nên bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ, nuôi dưỡng não bộ khỏe mạnh, giữ tinh thần luôn minh mẫn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X