Hotline 24/7
08983-08983

Cẩn trọng khi dùng omeprazol

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Thuốc ức chế đặc hiệu bằng cách khóa hệ thống enzym của bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày.

Do thuốc bị phá hủy ở môi trường acid nên thuốc thường có dạng bao không tan ở dạ dày, thuốc chỉ được hấp thu ở tá tràng và ruột non. Uống sau 1 giờ thuốc bắt đầu tác dụng, sau 2 giờ thuốc đạt nồng độ cao ở huyết tương và hấp thu hoàn toàn sau 3 - 6 giờ.

Cẩn trọng khi dùng omeprazol 1
Omeprazol tác động tới các enzym ở tế bào thành dạ dày

Omeprazol bị sinh hóa ở gan. Thuốc bài tiết qua nước tiểu, phần còn lại 20% thải ra ngoài theo phân.

Omeprazol giống như các thuốc kháng tiết dịch vị khác có thể làm cho các vi khuẩn trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm số lượng và tính acid của dịch vị. Do vậy không dùng omeprazol để điều trị dài ngày các vết loét ở dạ dày - tá tràng, viêm thực quản do hồi lưu hoặc điều trị dự phòng tái phát các vết loét.

Các nghiên cứu độc tính trên súc vật có những khối u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện khi dùng omeprazol liều cao trong thời gian kéo dài. Cần kiểm tra tình trạng lành tính vết loét trước khi điều trị bằng omeprazol. Chưa thấy có hiện tượng tích lũy omeprazol hoặc các chất chuyển hóa ở gan. Đối với trẻ em chưa có nghiên cứu về công hiệu và tính dung nạp của thuốc. Đối với phụ nữ mang thai cũng chưa được nghiên cứu tính độc hại của omeprazol. Mặc dù vậy, thuốc vẫn không nên dùng cho nữ mang thai, trừ trường hợp rất cần thiết.

Omeprazol gây tương tác với các thuốc khác như diazepam làm chậm sự bài tiết hay phenytoin và wafarin là những chất bị chuyển hóa do ôxy hóa ở gan, do đó cần phải giám sát bệnh nhân khi đang dùng các thuốc này cùng lúc với omeprazol và giảm liều lượng nhất là đối với phenytoin. Khi dùng thuốc có thể xảy ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón. Thi thoảng có ban da nhưng nhẹ và chóng hết.

AloBacsi.vn
Theo BS. Hoàng Thanh Sơn - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X