Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Cần khám và làm xét nghiệm gì khi bị viêm họng?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Tôi bị viêm họng, đã khám nhiều nơi và đều kết luận là bị viêm họng, viêm A. Đã uống thuốc nhiều lần vẫn không khỏi (đã uống theo đơn của bệnh viện tỉnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương). Xin tư vấn cho tôi nên khám và làm những xét nghiệm gì? Vì khi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương chỉ có nội soi thôi, không làm xét nghiệm gì. Xin cảm ơn.
Trả lời
Bệnh viêm họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bạn khai bị viêm họng đã lâu nhưng bác sĩ không rõ triệu chứng là gì, bệnh kéo dài cụ thể là bao lâu, các toa thuốc bạn đã dùng là gì, uống bao nhiêu ngày, bạn làm nghề nghiệp gì, có yếu tố nguy cơ nào gây ra viêm họng tái phát nhiều lần hay không.
Viêm họng rất phổ biến, gặp ở tất cả mọi người, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu điều trị không triệt để trong đợt cấp, hoặc có yếu tố khiến cho bệnh tái phát nhiều như do nghề nghiệp, các bệnh lý mũi họng, dạ dày liên quan… thì dễ dẫn đến dai dẳng, tiến triển thành mạn tính.
Trường hợp của bạn vui lòng cung cấp thêm các thông tin như đã đề cập phía trên để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau. Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn. Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt... Bệnh viêm họng thường sẽ tự khỏi. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc kháng sinh như thuốc penicillin nếu nghi ngờ bạn viêm họng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng nếu bạn nhiễm siêu vi. Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng nước ấm hoặc uống nước chanh pha với mật ong cũng có tác dụng làm tình trạng bệnh giảm bớt. Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây: - Súc miệng bằng nước muối ấm; - Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá; - Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn; - Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc; - Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng; - Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn phòng ngừa bệnh này: - Luôn rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng. - Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân. - Tránh hút thuốc và khói thuốc. - Tránh các nguồn gây dị ứng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình