Hotline 24/7
08983-08983

Cảm giác giẫm trúng kim tiêm nhưng không xước da, liệu có nguy cơ lây nhiễm?

Câu hỏi

Xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ, Hôm qua em có đi trên đoạn đường vắng bỗng dưng em cảm giác như có gì đó đâm nhẹ vào chân. Nhưng do lúc đó trời tối, nên em không nhìn được đó là vật gì. Về nhà em mở đèn lên xem kỹ chân mình thì không thấy dấu vết gì lạ và cũng không thấy máu. Nhưng em vẫn sợ bị kim tiêm đâm. Xin bác sĩ cho em hỏi nếu trường hợp bị kim tiêm đâm nhưng chỉ bị sợt qua, không chảy máu và cũng không phát hiện dấu vết gì trên vùng da thì có nguy cơ lây nhiễm không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chân không có vết xước khi nghi ngờ giẫm trúng kim tiêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chân không có vết xước khi nghi ngờ giẫm trúng kim tiêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nếu nghi ngờ bị kim đâm, em có thể rửa vết thương với xà phòng và nước sạch, dùng cồn để sát khuẩn tại chỗ. Với các tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít, máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, nguy cơ lây nhiễm HIV rất thấp.

Như vậy trường hợp này em không phát hiện thấy vết thương hở hoặc vết trầy xước thì không cần quá lo lắng lây nhiễm HIV em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Vi-rút này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của bạn có thể âm tính nếu bạn xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, bạn sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV có thể gặp ở mọi độ tuổi, chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục.

HIV thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.

- Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ và tập thể dục đầy đủ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X