Hotline 24/7
08983-08983

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ (hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) rất khó để nhận ra. Nếu bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.v

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Trẻ bị bệnh thường có các biểu hiện sau:

- Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C

- Tỏ ra rất bứt rứt, khó chịu và thường khóc khi được đặt nằm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau do áp lực gia tăng ở tai khi bé nằm

- Tìm cách kéo tai hay cọ tai vào người bạn

- Khóc, trằn trọc, khó ngủ

- Không phản ứng với âm thanh

- Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức

- Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai

- Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách:

- Hạn chế cho con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ mắc bệnh cảm lạnh.

- Cho bé bú mẹ: Sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Bạn không nên cho con bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chạy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

- Nếu con bú sữa công thức: Bạn hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú.

Nếu bé ở độ tuổi ăm dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.

- Đừng cho bé ngậm vú giả. Nếu thật sự cần dùng, hãy chú ý thời gian không cho bé ngậm quá lâu.

- Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai hút thuốc lá xung quanh bé, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.

- Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một số trẻ em.

- Bạn hãy cố gắng không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.

- Vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh

- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.

- Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.

- Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…

- Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

Việc điều trị bệnh viêm tai giữa không phải lúc nào cũng đơn giản, chính vì thế, nếu trẻ bị viêm mũi họng kéo dài hoặc điều trị trong một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng là thật sự cần thiết. Phải tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc cũng như lời hướng dẫn của thầy thuốc, không tự động dừng thuốc khi chưa cho trẻ đi khám lại.

Theo Phụ Nữ News

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X