Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh dại có lây qua đường nước bọt không?

Câu hỏi

Hôm trước em có hôn mèo và hôm sau thấy mèo của em có biểu hiện của dại. Không biết bệnh dại có lây qua đường nước bọt không ạ? Mong BS tư vấn ạ. Em cảm ơn.

Trả lời
Hôn mèo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hôn mèo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Virus dại có trong nước bọt của con vật bị dại, đường lây bệnh dại chủ yếu là từ vết cắn của con vật bị dại vì có tiếp xúc trực tiếp giữa nước bọt có chứa virus dại của con vật và máu của người; đường lây bệnh dại qua việc nuốt phải nước bọt của con vật bị dại là có thể.

Em xem lại xem mèo nhà em có thật sự có biểu hiện dại hay không. Con vật có biểu hiện dại thì có các đặc điểm như sau:

- Thời ủ bệnh: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, chảy nước dãi.

- Thời kỳ phát bệnh: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho mèo lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi.

- Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết.

Dại ở thể bại liệt: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho miệng luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Bệnh tiến triển từ  2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.

Nếu mèo nhà em có biểu hiện kể trên thì em cần đi chích ngừa dại sớm và cách ly con vật, gửi nó cho trung tâm thú y.

Bệnh dại ở mèo khá hiếm gặp. Ở Việt Nam ổ chứa virus dại chủ yếu là chó nhà, hiếm thấy ở mèo. Hầu hết con vật bị dại sẽ chết ngay sau khi có triệu chứng từ 3 - 7 ngày. Một số nghiên cứu cho rằng virus dại có thể xuất hiện trong nước bọt trước khi con vật có triệu chứng từ 2 -3 ngày, và sau khi con vật có triệu chứng dại, chắc chắn nó sẽ chết trong vòng 10 ngày. Như vậy, mốc thời gian 15 ngày là đủ an toàn để loại trừ khả năng nhiễm dại.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn.

Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng đầu tiên mất trung bình từ 35 tới 65 ngày. Triệu chứng đầu tiên có thể là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo đó là chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê nơi vết cắn và có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

Sau đó, những triệu chứng ở hệ thần kinh xuất hiện, bao gồm bị kích động, lú lẫn và lo lắng kèm theo sự hiếu động thái quá, những hành vi bất thường và mất ngủ. Chứng ảo giác, sợ nước, co giật cơ và tê liệt cũng có thể xảy ra.

Đáng tiếc rằng, nếu bệnh dại không được điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm, bệnh hầu như luôn dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

Nếu bạn bị động vật nghi nhiễm dại cắn, vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh dại. Ví dụ như bạn bị chó hoặc mèo cắn, con vật cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh dại thì không cần điều trị gì. Nếu con vật có triệu chứng bệnh dại, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.

HRIG được tiêm nửa liều một lần ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. HDCV được tiêm 5 liều vào ngày 0,3,7,14 và 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Điều trị nên tiếp tục thậm chí xuất hiện những phản ứng của vắc xin.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh dại:

- Nên liên lạc với bác sĩ hoặc nhân viên phòng cấp cứu để thông báo cho trung tâm sức khỏe địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết cắn của bạn;
- Con vật cắn bạn cần phải bị cách ly. Chó và mèo thường được theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu của bệnh dại;
- Nên gọi bác sĩ nếu bạn có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy) khi tiêm vắc xin bệnh dại;
- Luôn tuân theo liệu trình chữa trị của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X