Hotline 24/7
08983-08983

Ăn tối là ăn cho kẻ thù

Bữa ăn tối thật đầy đặn, nhiều món ngon khiến ta ăn nhiều, ăn ngon và ăn trễ, gây ra bệnh béo phì, ung thư, sạn thận và vô khối những bệnh hiểm nghèo đang chực chờ...

1. Bữa tối và béo phì.
90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.

2. Bữa tối với bệnh tiểu đường
Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa,và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì, mặt khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.

3. Bữa tối và ung thư ruột kết
Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thực phẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại,cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

4. Bữa tối và sỏi thận
Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ,nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ,về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.

5. Bữa tối và mức độ tăng lipid máu
Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở mật độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn đến tăng lipid trong máu.

6. Bữa tối và tăng huyết áp
Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến động mạch co lại hẹp hơn, hỗ trợ tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.

7. Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim
Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn đến sự hình thành xơ vữa động mạch, là sự lắng đọng canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều vào bữa tối và ăn tối quá muộn, là những lý do dẫn đến bệnh tim mạch.

8. Bữa tối và gan nhiễm mỡ
Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo,cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm,cũng đẩy nhanh việc chuyển hóa chất béo, hình thành gan nhiễm mỡ.

9. Bữa tối và viêm tụy cấp tính
Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn sử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính,thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.

10. Bữa tối và thoái hóa não
Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc về già.

11. Bữa tối và chất lượng giấc ngủ
Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việc trong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh khác


Ăn tối nhiều, ăn ngon và ăn trễ, gây ra bệnh béo phì, ung thư và sạn thận.
Ăn tối nhiều, ăn ngon và ăn trễ, gây ra bệnh béo phì, ung thư và sạn thận.

10 loại bệnh phát sinh nếu ăn tối quá no hoặc quá muộn theo ý kiến của các chuyên gia tiêu hóa:

1. Đau dạ dày

2. Xơ cứng động mạch

3. Béo phì

4. Ung thư ruột kết

5. Bệnh tim mạch vành

6. Bệnh tiểu đường

7. Viêm tụy

8. Rối loạn chuyển hóa

9. Trào ngược dạ dày

10. Kích hoạt trầm cảm

(Nguồn Health/Dưỡng sinh)

ăn tối quá no, ăn tối sai cách chính là một dạng tự phá hoại sức khỏe
GS Vạn Thừa Khuê cho rằng, ăn tối quá no, ăn tối sai cách chính là một dạng tự phá hoại sức khỏe. Nếu để bụng đói một chút, chính là cách chăm sóc bản thân tốt nhất.

Mãi mãi tuổi 35, phương châm sống trẻ mãi không già

GS Vạn Thừa Khuê là một danh y xuất sắc của Bộ Y tế Trung Quốc. Với những thành tựu nổi bật trong suốt cuộc đời cống hiến cho y học, ông đã vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong và ngoài nước. Trong đó, Quỹ Hòa bình Thế giới cũng đã trao giải Thầy thuốc ưu tú cho ông.

Hiện nay, dù đã 84 tuổi nhưng ông vẫn chăm chỉ làm việc, viết sách báo, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những bài phát biểu của ông luôn được công chúng quan tâm và đón nhận đặc biệt. Vì vậy, mỗi lần xuất hiện, ông thường được gọi với cái tên "Thầy thuốc thân thiết của thanh niên" hay "Vệ sĩ sức khỏe của tuổi trung cao niên".

Một trong những thông điệp quan trọng của giáo sư Khuê chính là: Hãy nghĩ bạn còn trẻ thì bạn sẽ cảm thấy khỏe. Thời điểm ông 70 tuổi, mỗi lần gặp ai phỏng vấn, hỏi ông bao nhiêu tuổi, ông đều dùng đúng một câu để trả lời, đó là tôi 35 tuổi và cười vui vẻ.

Trên thực tế, ông cho biết dù tuổi đã cao, nhưng các chỉ số khám sức khỏe đều rất tốt, huyết áp, mỡ máu, nhịp tim và các cơ quan nội tạng khác đều duy trì mức hợp lý, an toàn.

Theo ông, điều kiện để có sức khỏe và tuổi thọ có tới 60% là phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Vì sao GS Khuê có thể duy trì được thể trạng khỏe mạnh như vậy? Dưới đây chính là đáp án!

Buổi tối đừng ăn nhiều, đói một chút có thể tránh nhiều loại bệnh

GS Khuê nhấn mạnh. Bữa tối ăn ít quý giá như uống thuốc bổ dạ dày miễn phí. Ăn bữa tối quá no là một cách tự "gây họa" cho chính mình.

Những bí quyết chăm sóc sức khỏe theo phương châm "Mãi mãi tuổi 35" của giáo sư Khuê được rất nhiều người quan tâm theo đuổi. Ông từng có bài viết "Đừng ăn tối quá no, đói có thể điều trị bách bệnh" gây tiếng vang lớn trong cộng đồng.

Ăn tối quá no, là một trong những nguyên nhân gây bệnh rất lớn cho cơ thể, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc có bệnh rồi chữa mãi không khỏi.

Có nhiều người nghĩ rằng, buổi tối đói thì nên ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy, buổi tối nên để đói bụng mới là cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn.

Ở góc nhìn Đông y cũng như nhà Phật đều khuyên, quá trưa thì nên ăn ít đi. Quá trưa nghĩa là sau 13h, cơ thể không cần phải bổ sung năng lượng quá nhiều.

Vậy đói quá phải làm sao? Tất nhiên ăn ít không có nghĩa là để bụng rỗng. Thay vào đó, có thể ăn hoa quả, uống sinh tố, ăn những món có năng lượng thấp. Không ăn tối nhiều không phải là tiết kiệm thức ăn mà là để dưỡng sinh.

Nếu không ăn tối sẽ rất đói, nhưng có thể uống nước. Vì thế dù ăn tối ít, rồi uống thêm nước hay ăn các món ăn nhẹ như rau quả cũng có thể duy trì sức khỏe bình thường.

Có một điều chúng ta ít để ý, là cảm giác đói chỉ xuất hiện một lát, sau đó sẽ không đói nữa. Khi đó, chính là lúc cơ thể lấy lượng mỡ dư thừa để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thay thế thực phẩm chúng ta ăn vào. Bạn sẽ dần dần mảnh mai nếu áp dụng cách này. Đó cũng chính là lý do bạn được khuyên là nên ăn ít.

Buổi tối đừng ăn nhiều, đói một chút có thể tránh nhiều loại bệnh

GS Khuê nhấn mạnh. Bữa tối ăn ít quý giá như uống thuốc bổ dạ dày miễn phí. Ăn bữa tối quá no là một cách tự "gây họa" cho chính mình.

Những bí quyết chăm sóc sức khỏe theo phương châm "Mãi mãi tuổi 35" của giáo sư Khuê được rất nhiều người quan tâm theo đuổi. Ông từng có bài viết "Đừng ăn tối quá no, đói có thể điều trị bách bệnh" gây tiếng vang lớn trong cộng đồng.

Ăn tối quá no, là một trong những nguyên nhân gây bệnh rất lớn cho cơ thể, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc có bệnh rồi chữa mãi không khỏi.

Có nhiều người nghĩ rằng, buổi tối đói thì nên ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy, buổi tối nên để đói bụng mới là cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn.

Ở góc nhìn Đông y cũng như nhà Phật đều khuyên, quá trưa thì nên ăn ít đi. Quá trưa nghĩa là sau 13h, cơ thể không cần phải bổ sung năng lượng quá nhiều.

Vậy đói quá phải làm sao? Tất nhiên ăn ít không có nghĩa là để bụng rỗng. Thay vào đó, có thể ăn hoa quả, uống sinh tố, ăn những món có năng lượng thấp. Không ăn tối nhiều không phải là tiết kiệm thức ăn mà là để dưỡng sinh.

Nếu không ăn tối sẽ rất đói, nhưng có thể uống nước. Vì thế dù ăn tối ít, rồi uống thêm nước hay ăn các món ăn nhẹ như rau quả cũng có thể duy trì sức khỏe bình thường.

Có một điều chúng ta ít để ý, là cảm giác đói chỉ xuất hiện một lát, sau đó sẽ không đói nữa. Khi đó, chính là lúc cơ thể lấy lượng mỡ dư thừa để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thay thế thực phẩm chúng ta ăn vào. Bạn sẽ dần dần mảnh mai nếu áp dụng cách này. Đó cũng chính là lý do bạn được khuyên là nên ăn ít.

a

Dùng não để ăn thì mới khỏe mạnh

Khỏe mạnh phải bắt đầu từng ngày một, chứ không phải ngồi tưởng tượng đến một ngày nào đó bạn bỗng nhiên khỏe lên bất ngờ. Mỗi ngày đều khỏe, tích lũy lại, thì cả đời mới khỏe.

GS Khuê cho biết: Nếu dựa vào bụng để ăn, tức là thấy bụng vẫn còn có chỗ chứa, thì bạn sẽ no căng bụng. Nếu dựa vào khẩu vị để ăn, bạn sẽ có chút hưởng thụ niềm vui sướng của việc ăn uống, nhưng ngon miệng thì sẽ ăn quá độ. Mà không con miệng thì sẽ bị thiếu dinh dưỡng.

Còn dùng não để điều khiển việc ăn, tức là suy nghĩ nên ăn gì và không nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ, thì đó mới là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe.

Vì sao tôi lại nói ăn cơm thì đừng dùng miệng, mà phải dùng não? Đó là vì tôi muốn nhấn mạnh, ăn được uống được thì không hẳn đã khỏe. Phải ăn đúng uống đúng thì mới khỏe. Ăn uống hồ đồ bừa bãi thì chấp nhận mắc bệnh.

Nên ăn tối thế nào cho đúng?
Nên ăn ít khoảng "lưng lửng bụng" cỡ 70% no. Người thừa cân thì ăn càng ít càng hiệu quả hơn trng việc khống chế cân nặng.
Thực phẩm dễ tiêu hóa, có năng lượng thấp, ít dầu mỡ.
Ăn trong khoảng thời gian trước 7h tối hoặc ăn trước giờ đi ngủ 3 tiếng.
Ăn xong không nên vận động ở mức độ cao.
Không ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm. Nên chờ sau đó ít nhất 30 phút.

a

Những lưu ý để có một bữa tối khoa học

Thời gian: Khoảng thời gian thích hợp nhất dành cho bữa tối là từ 18h – 20h. Bởi dạ dày cần 3 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Dùng bữa tối quá muộn sẽ khiến cơ quan này phải "tăng ca", gây ra khó ngủ và dẫn tới các bệnh về tiêu hóa.

Thực phẩm: Thực đơn lý tưởng cho bữa tối là những món ăn thanh đạm, giàu tryptophan (trứng, đậu phụ, rong biển), nhiều vitamin B12 (lúa mì, bắp cải) và vitamin B6. Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin B12 có tác dụng giảm căng thẳng, còn vitamin B6 lại có lợi cho giấc ngủ

Cách ăn:
- Ăn 7 phần no: "Bảy phần no" là khi cơ thể chưa có cảm giác "no căng bụng", nhưng sự nhiệt tình đối với thức ăn đã giảm, không còn cảm thấy thèm ăn như lúc đầu.

- Ăn chậm, nhai kỹ: Thói quen này không chỉ giúp bạn tránh nguy cơ nuốt phải dị vật mà còn tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa – hấp thu diễn ra thuận lợi. Người bình thường mỗi miếng nên nhai khoảng 20 lần, người cao tuổi và trẻ em nên nhai từ 25 – 50 lần.

Trần Văn Phụng - tổng hợp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X