Hotline 24/7
08983-08983

9 nguy cơ sức khỏe trong thời tiết lạnh bạn cần tránh

Việc chuẩn bị cho các bệnh phổ biến trong thời tiết lạnh có thể giữ cho bạn khỏe mạnh và không phải đến gặp bác sĩ trong suốt những tháng mùa đông.

1. Tê buốt

Không gì tệ hơn những ngón tay, ngón chân đau buốt sau khi ở ngoài trời trong thời tiết giá lạnh, và đó là cảm giác của sự tê buốt. Tê buốt là tổn thương ở da bị lạnh cóng có thể ảnh hưởng tới bất kì chi nào của bạn. Nhưng nó có thể dễ dàng phòng ngừa được. Hãy mặc đủ ấm, đeo găng tay và tất sẽ giúp bạn tránh được sự tê buốt. Nếu bạn phải ở ngoài trời trong thời gian dài trong thời tiết mùa đông giá lạnh, hãy chắc chắn rằng máu bạn vẫn lưu thông tốt ở tay và chân. Hãy thử vỗ tay và nhảy tại chỗ, hoặc di chuyển (dù chậm) để giúp tránh tê buốt.

2. Cơn đau tim

Tỉ lệ các cơn đau tim tăng lên trong những tháng mùa đông. Trong thực tế, thậm chí khi nhiệt độ chỉ giảm hai độ cũng làm mạch máu của bạn co lại. Khi bạn có tuổi, sẽ khó khăn hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, làm cho việc thay đổi nhiệt độ khó kiểm soát hơn. Hãy bảo vệ trái tim của bạn trong mùa đông này bằng cách nghỉ ngơi trong các hoạt động ngoài trời và giữ cho cơ thể luôn ấm áp. Để làm điều đó, hãy sử dụng các trang phục bảo vệ như mũ, khăn và găng tay để giữ ấm. Và hãy đến bác sĩ để kiểm tra các nguy cơ tim mạch khác như cao huyết áp và cholesterol tăng cao.


3. Cảm lạnh và cảm cúm

Mùa đông dường như là thời điểm dễ bị cảm lạnh và dĩ nhiên là cả cúm. Virus cúm thông thường, được gọi là rhinovirus, thực sự phát triển tốt hơn trong thời tiết lạnh, sẽ xâm nhập vào mũi bạn và sinh sôi nhanh chóng khi nhiệt độ giảm. Và bởi vì tất cả chúng ta ở trong nhà thường xuyên hơn vào mùa đông lạnh, nên điều đó khiến sự lây lan virus trở nên dễ dàng hơn. Rửa tay, tiêm phòng cúm và tăng cường hệ miễn dịch của bạn là cách tốt nhất để không bị cảm cúm. Điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn của bạn. Hãy coi mùa đông nhưng một cơ hội để cắt giảm lượng sữa và đường, cả hai đều ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và khả năng chống lại virus. Hạn chế tổng lượng đường bạn đưa vào cơ thể dưới 6 thìa cà phê mỗi ngày (ít hơn 40g).

4. Trầm cảm mùa đông

Khi thời gian ban ngày trở nên ngắn hơn, nhiều người đau khổ vì chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Thiếu ánh sáng mặt trời và giảm lượng vitamin D là những nguy cơ của tình trạng này. Có nhiều người không thể ra khỏi giường trong suốt những tháng mùa đông, hoặc họ khóc nhiều hơn, cảm thấy mệt mỏi hơn.

Ngăn chặn tình trạng này bằng cách kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể và bổ sung khi chúng giảm thấp. Và hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, bởi vì điều đó sẽ làm giảm sự trì trệ của cơ thể trong mùa đông. Những hộp ánh sáng đã giúp một số người giảm bớt tác động của việc thiếu hụt ánh sáng mặt trời.

5. Chấn thương trong thời tiết lạnh

Đi bộ trên băng và các môn thể thao mùa đông là nguyên nhân dẫn đến nhiều chấn thương mùa đông. Chấn thương lưng có thể là kết quả của việc trượt ngã khi đi trên băng. Hãy làm ấm cơ thể trước khi tham gia vào một hoạt động nào đó và nhớ không hoạt động quá sức. Đi giày dép thích hợp hoặc ủng có thể giúp bạn ngăn ngừa vấn đề này.

6. Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là một vấn đề sức khỏe nghiêm trong mùa đông có thể xảy ra cả khi bạn ở trong nhà hay ngoài trời. Nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 35 độ C. Người cao tuổi và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhất bởi vì họ gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Phòng ngừa tình trạng hạ thân nhiệt bằng cách mặc quần áo bảo hộ và hạn chế thời gian ở trong nhiệt độ lạnh. Hãy theo dõi người cao tuổi và trẻ sơ sinh cẩn thận và bảo vệ họ khỏi thời tiết lạnh bằng cách giữ cho quần áo của họ khô ráo, ấm áp.

7. Ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí CO là một nguy cơ thường gặp nhiều hơn trong mùa đông, bởi vì việc sưởi bếp sưởi làm bạn tiếp xúc nhiều hơn với khí CO. Khí không màu, không mùi này có thể giết chết bạn. Triệu chứng của ngộ độc khí CO bao gồm chóng mặt, buồn nôn và thở dốc. Để ngăn ngừa ngộ độc khí CO, hãy kiểm tra màn hình theo dõi khí CO trong nhà bạn và đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt. Hãy chắc chắn rằng lò sưởi của bạn đang làm việc hiệu quả. Không khởi động xe ô tô của bạn trong gara dù gara đang mở hay đóng.


8. Hen suyễn mùa đông

Cùng với việc giảm nhiệt độ, hen suyễn có thể trở thành một thách thức sức khỏe trong mùa đông. Không khí lạnh có thể gây ra các cơn hen trầm trọng, nhưng nhiều người không nhận ra rằng không khí trong nhà mùa đông cũng là một mối đe dọa. Các tác nhân dị ứng phổ biến như bụi, nấm mốc và những kí sinh trên vật nuôi cũng có thể gây ra hen. Với nhiệt độ lạnh hơn, nhiều người trong số chúng ta ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây dị ứng. Giảm bớt nguy cơ của các cơn hen suyễn bằng cách hạn chế sự tiếp xúc với không khí lạnh và kiểm ra bụi, nấm mốc trong nhà bạn. Sử dụng máy lọc không khí để giảm thiểu các tác nhân dị ứng lưu thông qua lỗ thông khí. Xem xét tất cả các loại ga trải giường để giảm sự tiếp xúc với bụi.

9. Dị ứng trong nhà

Nhiều người cho rằng dị ứng thường tệ hơn vào mùa xuân, nhưng dị ứng mùa đông cũng là một rắc rối. Như đã nói ở trên, bụi, nấm mốc và những kí sinh trên vật nuôi là những tác nhân gây dị mùa đông phổ biến nhất. Để không bị dị ứng cần sự kết hợp của việc giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đồng thời tăng cường và xây dựng hệ miễn dịch của bạn. Hãy chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa – gốc rễ của hệ miễn dịch- là bước đầu tiên trong chăm sóc sức khỏe miễn dịch và ngăn ngừa dị ứng. Thêm probiotics vào chế độ ăn hàng ngày của bạn, và ăn những thực phẩm ít đường.

Theo dõi những nguy cơ sức khỏe mùa đông và thực hiện các bước bảo vệ bản thân để bạn có thể thoái mái – không phải chịu đựng – qua mùa đông này.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Everydayhealth

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X