Hotline 24/7
08983-08983

6 câu hỏi liên quan sức khỏe nên hỏi bố mẹ

Khi biết về lịch sử sức khỏe của gia đình, bạn có thể làm việc với bác sĩ để xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn...

Ảnh: Rawpixel / iStock
Ảnh: Rawpixel / iStock

Khi khám bệnh, một câu hỏi quen thuộc mà bác sĩ đưa ra cho bệnhnhân là "Trong gia đình có ai bị bệnh hay chưa?". Đó là một câu hỏi quan trọng để xác định phần trăm nguy cơ mắc một số bệnh di truyền.

Do đó, trước khi đi khám bệnh bạn nên tìm hiểu "lịch sử sức khỏe" của những người trong gia đình mình.

Bạn hoặc người thân nào trong gia đình từng mắc bệnh mãn tính chưa?

Nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh Alzheimer ở bạn sẽ cao hơn những bệnh nhân khác nếu cha mẹ hoặc một ai đó trong gia đình cũng bị bệnh đó.

Tiến sĩ Kumar Dharmarajan thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe Clover Health (Mỹ) giải thích bệnh huyết áp cao, bệnh tim và một số bệnh khác mang tính di truyền. Có nghĩa là một số người dễ các bệnh này hơn những người khác.

Khi biết về lịch sử sức khỏe của gia đình, bạn có thể làm việc với bác sĩ để xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và lập kế hoạch giảm nguy cơ hoặc thậm chí ngăn chặn sự phát triển của bệnh này.

Bạn hoặc ai trong gia đình từng gặp vấn đề về gây mê không?

Câu trả lời có/không có thể giúp ích nhiều cho các bác sĩ nếu bạn có một hội chứng di truyền hiếm gặp là tăng thân nhiệt ác tính (MHS). Hội chứng này có thể gây ra phản ứng chết người khi gây mê.

Nếu gia đình bạn có tiền sử MHS, các bác sĩ có thể giúp bạn sử dụng các loại thuốc khác nhau để kiểm soát cơn đau và thuốc an thần trong bất kỳ ca phẫu thuật nào trong tương lai.

Bạn hoặc người thân nào trong gia đình từng được chẩn đoán đau tim, đột quỵ hoặc ung thư?

Trong nhiều trường hợp, nếu cha mẹ của bạn hoặc các thành viên gia đình ngay từng trải qua biến chứng bệnh hoặc các sự kiện y tế lớn như đột quỵ, đau tim thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.

Điều đáng mừng là các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh có thể thay đổi nhờ điều chỉnh cách sinh hoạt, ăn uống. Bạn cũng có thể được điều trị sớm để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim.

Ngoài ra, tùy thuộc vào lịch sử sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể khuyến khích khám sàng lọc bệnh ung thư hoặc các bệnh khác.

Bạn hoặc ai đó trong gia đình nghiện rượu, hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích không?

Nguy cơ bị bệnh tâm thần của bạn đôi khi cao hơn nếu một thành viên trong gia đình cũng bị bệnh tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.

Bạn cũng nên biết ai đó trong gia đình có tiền sử nghiện rượu hoặc lạm dụng chất kích thích hay không. Một nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand chỉ ra rằng càng có nhiều người thân bị trầm cảm nặng, lo lắng, hoặc nghiện rượu, ma túy thì bạn càng có nhiều nguy cơ giống như họ.

Bạn từng xét nghiệm bệnh di truyền chưa?

Điều này đặc biệt tốt nếu bạn dự định có con. Nếu cha mẹ bạn mang theo bất kỳ gen bệnh nào thì khả năng bạn cũng có những gen đó và nó có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho con của bạn trong tương lai.

Mặc dù bạn có thể không mắc bệnh giống cha mẹ mình, nhưng bạn được xếp vào danh sách "có nguy cơ" thì con của bạn cũng nằm trong danh sách này.

Có ai trong gia đình bạn tử vong mà không biết nguyên nhân không?

Một số bệnh di truyền không được phát hiện sớm trừ phi thực hiện thăm khám từ khi còn nhỏ. Ví dụ như bệnh cơ tim phì đại (HCM), một phần tim dày lên khiến máu khó lưu thông. Thông thường bệnh HCM không được chẩn đoán ở những người mắc bệnh vì có rất ít triệu chứng.

Nhưng nếu biết ai đó trong gia đình có HCM hoặc một bệnh tim di truyền khác, bạn có thể chủ động cho bác sĩ biết để xét nghiệm và điều trị sớm .

Theo Tuổi trẻ/Insider

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X