Hotline 24/7
08983-08983

29/11: Tư vấn trực tuyến "Trị ho an toàn, hiệu quả từ thảo dược phương Đông và phương Tây"

9g sáng 29/11, bạn đọc AloBacsi có dịp trò chuyện trực tiếp với hai chuyên gia Nhi khoa và Y học cổ truyền trong chương trình truyền hình trực tuyến về cách trị ho hiệu quả cho trẻ em, người lớn và cả người tiểu đường, béo phì…



Đã qua rồi giai đoạn chỉ tin vào những “thiết bị y tế tối tân bóng loáng, những viên thuốc vàng, cam, xanh, đỏ… đắt tiền”, y học ngày nay đã nhận ra giá trị to lớn của Đông y.

 

Những nguyên lý cao thâm của y học cổ truyền từ hàng nghìn năm trước đang được nhân loại tìm kiếm, công nhận và tôn vinh.

 

Các Viện, Trường đại học Y danh giá khắp toàn cầu đang phối hợp chặt chẽ Đông - Tây y trong phòng và trị bệnh. Họ thừa nhận, y học cổ truyền giúp: Chữa bệnh từ gốc, kết quả chậm mà chắc. Hiệu quả dài lâu, không tác dụng phụ, tạo sức bền, tránh tái phát…

 

Các trung tâm y khoa lớn trên thế giới nghiên cứu, phân tích từng bài thuốc cổ ngàn năm và áp dụng công nghệ dược hiện đại để tạo nên dòng “Đông y thế hệ mới” -  Tiện dụng và mang lại hiệu quả tối đa cho người dùng.

 

Dòng thuốc an toàn nhất trên thị trường chính là loại thuốc nghiêng về cây cỏ, tự nhiên, không lạm dụng dược chất.

 

Đến hẹn lại lên, những ngày chuyển mùa này, các bệnh thường gặp như “ho hen, cảm cúm” lại xuất hiện. Làm thế nào để dứt cảm, hết ho mà chỉ cần dùng thuốc từ “tự nhiên, ít có tác dụng phụ”? Loại thuốc ho nào an toàn cho con trẻ? Và với người lớn có các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, không uống được các loại thuốc họ đậm đặc đường thì làm sao?

 

Làm sao để chấm dứt đợt ho của trẻ mà không cần dùng kháng sinh? Làm sao trị dứt những cơn “ho dai dẳng, kéo dài hàng tháng” của song thân? Có cách nào trị ho bằng các bài thuốc Đông y, vừa tăng đề kháng, vừa tốt cho hệ hô hấp?

 

Những thắc mắc trên đang đổ về chương trình tư vấn của AloBacsi.


Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, AloBacsi phối hợp với Nhãn hàng Bezut - Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare mời hai chuyên gia về Nhi khoa và Y học cổ truyền thực hiện chương trình tư vấn, giúp kịp thời giải đáp những thắc mắc của bạn đọc.


Đó là Thầy thuốc ưu tú, BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Nguyên Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương và ThS.BS Nguyễn Thị Hằng - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Phó Viện trưởng VNCYD Tuệ Tĩnh.

 

Hai chuyên gia giải đáp cặn kẽ các câu hỏi của bạn đọc trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Trị ho an toàn, hiệu quả từ thảo dược phương Đông và phương Tây". Chương trình được livestream trên Fanpage AloBacsi và tường thuật trực tiếp trên website AloBacsi.com lúc 9g sáng thứ Năm, 29/11/2018.

 

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời hoặc liên hệ hotline 08983 08983 trong thời gian diễn ra chương trình để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

 


I. TRÒ CHUYỆN CÙNG MC ANH THƯ


MC Anh Thư: Thưa bác sĩ Thu Nguyệt, việc trẻ bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến các bậc cha mẹ lo lắng không yên. Mong bác sĩ tư vấn cho bạn đọc AloBacsi hiểu rõ ho là gì, nguyên nhân gây ho ở trẻ? Tiếng ho ở trẻ khi nào là bình thường và khi nào là bất thường ạ?


BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt trả lời:

Tất cả các bà mẹ, thầy thuốc nhi khoa đều rất lo lắng khi trẻ bị ho.
 
Trẻ con không phải người lớn thu nhỏ. Thường thường, trẻ sau khi sinh thì hệ miễn dịch kém. Đặc biệt, bộ máy hô hấp của trẻ khác người lớn, ngắn, hẹp, niêm mạc mũi, hô hấp mỏng...

Ở trẻ nhỏ, mũi tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì vậy, việc hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi còn yếu nên trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi, họng.


Đó là nguyên nhân vì sao trẻ không có khả năng sát khuẩn. Điều quan trọng hơn, trẻ càng nhỏ, khả năng ho bật đờm ra cực kỳ khó khắn.

Một vấn đề khác là vấn đề miễn dịch quá kém, hơn nữa môi trường sống hiện nay khói bụi nhiều, ô nhiễm, đặc điểm khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm, thời tiết bất thường.

Đây là nhiều nguyên nguyên dẫn đến tình trạng trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến các vấn đề hô hấp.

Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp.

Như vậy, các bậc phụ huynh có thể thấy, ho rất tốt. Nếu trẻ ho 1-2 tiếng trong ngày là rất bình thường. Chúng ta đừng quá lo lắng khi thấy con ho ngày 3 tiếng, đêm ho 2 tiếng. Đây là phản xạ rất tốt cho cơ thể.

MC Anh Thư: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp, triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, sổ mũi... Vậy thưa bác sĩ, triệu chứng ho ở trẻ khi nào cần đến gặp bác sĩ? Trẻ ho kéo dài bao lâu thì cha mẹ không nên chủ quan? Biến chứng của việc để trẻ ho lâu ngày là gì?


BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt trả lời:


Ho bình thường là thế nào? Đối với trẻ em rất khó để phân định rành mạch thế nào là ho bình thường, thế nào là bất thường.


Nếu khi thay đổi thời tiết, trẻ ho nhưng không sốt, ăn ngủ, chơi như mọi ngày thì là ho bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan, cần theo dõi thật sát, chứ không phải nghĩ bình thường là ngó lơ.


Vì đường thở của trẻ rất hẹp, nếu không làm thông thoáng thì chỉ vài ba hôm sẽ trở thành bệnh lý.

Trong trường hợp trẻ ho, thở nhanh hay chậm, bú kém, khò khè, hay tiếng ho nghe ồng ộc, nghe tiếng rít, lồng ngực lõm sâu... thì chúng ta phải cho trẻ đi bác sĩ.

Tuy nhiên, tôi thường đưa ra lời khuyên cho các ông bố bà mẹ đưa con đến khám là khi các cháu bị ho và nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng thì tốt nhất vẫn nên cho trẻ đi bác sĩ là tốt nhất.

Một đứa trẻ chuyển từ ho bình thường sang ho bệnh lý rất dễ, nếu chúng ta không có kế hoạch chăm sóc, theo dõi tốt.

Ngoài ra, nếu chủ quan về vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh môi trường kém, không làm thông thoáng đường thở thì sẽ là cơ hội tốt để hình thành các bệnh về đường hô hấp.


MC Anh Thư: Thưa ThS.BS Nguyễn Thị Hằng,

Với tâm lý không muốn sử dụng thuốc hóa dược (thuốc tây ,và sử dụng thảo dược cho an toàn cho con trẻ, các mẹ luôn gắng sức tìm tòi những bài thuốc từ thảo dược, nguyên liệu có trong đời sống hàng ngày… Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn đúng và đủ cho bé.

Hiện nay, có rất nhiều loại siro trị ho từ các bào thuốc khác nhau. Nhiều bạn đọc AloBacsi gửi thắc mắc về cho chương trình là họ rất phân vân không biết sử dụng loại nào là tốt nhất?an toàn nhất? đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

Mong bác sĩ Hằng đưa ra một vài lưu ý và hướng dẫn cho các mẹ được biết khi chọn thảo dược trị và ngừa ho cho trẻ an toàn, nên chú ý phối hợp ra sao để hiệu quả tốt nhất?


ThS.BS Nguyễn Thị Hằng trả lời:

Tôi thấy rằng trong thực tế, bố mẹ nào cũng vậy, khi thấy con có biểu hiện bất thường thì thường là sốt sắng đi tìm thuốc nọ thuốc kia, nghe người này mách người kia bảo. Nhưng mà tôi có một lời khuyên chung, khi con đã có biểu hiện bất thường, tốt nhất là nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh.

Mục đích khám bệnh là để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh. Lúc đó, người ta mới sử dụng thuốc cho phù hợp với một cơ thể đứa trẻ. Hiện nay trên thị trường, chúng ta thấy có rất nhiều thuốc cũng như các chế phẩm phù hợp với trẻ em.

Đúng là các bậc phụ huynh rất là băn khoăn không nên biết chọn như thế nào, hỏi ý kiến này kia. Tôi khuyên là nên đi gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên bởi vì khi đã là thuốc thì phải có sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Vì thế, nếu như chúng ta ngại dùng thuốc tây, nhưng mà các thuốc tây y dùng rất hiệu quả, tôi lấy ví dụ như thế này:

Khi một đứa trẻ bị ho và bị nhiễm khuẩn chẳng hạn, khi đã nói đến nhiễm khuẩn mà đã dẫn đến bệnh lý thì bắt buộc chúng ta phải dùng đến thuốc kháng sinh để diệt khuẩn. Dùng như thế nào cho đúng, để kháng khuẩn, để không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường vi sinh vật ở trong đường tiêu hóa, thì bắt buộc phải có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc của dược sĩ.

Thế thì, nếu không phải là nhiễm khuẩn mà là các nguyên nhân khác như BS Nguyệt vừa chia sẻ: Có thể là do vi-rút, có thể là do các yếu tố từ môi trường, từ khí hậu như nóng, gió, lạnh… gây nên ho thì trong trường hợp đó, thì chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn.

Cái đầu tiên là phải nâng được sức đề kháng của một đứa trẻ lên. Cái thứ hai là chúng ta tìm đến những loại siro có nguồn gốc chế biến từ các loại thảo dược.

Hiện nay, tôi thấy trên thị trường có rất nhiều, nhưng mà gần đây tôi thấy có một sản phẩm rất là tốt, khi mọi người sử dụng rồi cũng nói rằng rất tốt. Bản thân tôi là một bác sĩ y học cổ truyền, tôi cũng cho bệnh nhân dùng, tôi cũng thấy rất tốt, đó là sản phẩm có tên là BEZUT.

Khi tôi tìm hiểu thì BEZUT có thành phần hầu hết là được kết hợp từ các vị thảo dược. Trong đó có một vị, tôi rất lưu ý đó là vị lá thường xuân. Ngoài ra còn được kết hợp với một số loại tinh dầu như tinh dầu húng chanh, tinh dầu chàm, tinh dầu gừng… Tất cả những vị thuốc này ngoài tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút, làm thông thoáng đường thở thì nó còn có tác dụng làm cắt cơn ho, tiêu đàm, giải cúm rất tốt.

Các ông bố, bà mẹ nên sử dụng các sản phẩm siro để trị ho không phải nhiễm khuẩn cho trẻ.


MC Anh Thư: Trên internet hiện nhiều người đang lan truyền bài thuốc chữa ho, sổ mũi dứt điểm sau ba ngày chỉ nhờ cao dán, ngải cứu hay hạ cơn sốt bằng lươn sống. Thưa bác sĩ, đây có thực sự là phương thuốc hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng?


BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt hài hước đáp: Nếu trẻ bị ho, chúng ta chỉ cần cao dán, lươn thì chắc các bệnh viện đóng cửa rồi nhỉ? Hơn nữa, nếu có hiệu quả thì chắc Bộ Y tế phải vào cuộc.

Về phía Tây y, trẻ con chỉ cần một chút thay đổi thời tiết, sốt một chút, dị nguyên, bụi bặm thì đã ho, tiết đờm rồi... Nếu các trẻ ăn lươn sống trong 3 ngày nhưng nếu không tìm cách giải quyết đường thở thì có thể tăng tình trạng bệnh của trẻ.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng bổ sung: Cao dán đã có khoa học chứng minh hạ sốt, để hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn.


Lươn trong Đông y là âm dược, trong dân gian có sử dụng một số bài thuốc từ lươn, nào là dùng đuôi để hạ sốt, trị thần kinh nhưng hiện chưa có nghiên cứu rõ ràng. Ông bố bà mẹ lưu ý, khi sử dụng các bài thuốc dân gian cho trẻ cần phải tìm hiểu rõ ràng, cụ thể. Theo tôi thì không nên sử dụng lươn để hạ sốt.

Còn đối với ngải cứu thì đã được nghiên cứu chứng minh cụ thể. Ở Việt Nam, từ ngàn xưa đến nay đều dùng nhiều bài thuốc từ ngải cứu để chữa sốt, ho. Trên thế giới, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… cũng dùng để chữa các bệnh lý hô hấp như hen phế quản, giảm ho tiêu đàm…


Có lẽ là do tính ấm, cay, nóng của ngải cứu nên trị được tính hàn. Do đó, đối với ho hen ở trẻ có thể hàn thì mới nên dùng ngải cứu, các thể khác thì không nên dùng các mẹ nhé!


MC Anh Thư: Tôi để ý bảo thời điểm hiện tại bệnh viện đặc biệt là khoa Hô hấp rất đông, trẻ nhập viện rất nhiều. Vậy xin hỏi bác sĩ, giai đoạn bé đang bị bệnh hô hấp thì cần phải lưu ý gì? Đặc biệt là về cả cách chăm sóc và dinh dưỡng?


BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt: Đúng là khi thời tiết thay đổi thì số bệnh nhân nhập viện vào khoa hô hấp của chúng tôi rất là cao. Ngoài những dấu hiệu mà chúng tôi đã nói với các bà mẹ như đã trao đổi ở trên, ho như thế nào là bình thường ho như thế nào là bất thường thì chúng ta đến bệnh viện thì còn một vấn đề khác cần đặc biệt lưu ý. Đó là, khi trẻ không sốt, nhưng ho kéo dài, thở khò khè thì đây cũng là một trường hợp mà chúng ta bắt buộc đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ.


Đây là một bệnh lý của đường hô hấp mà bố mẹ có thể cứu được đứa trẻ ngay tại nhà. Tức là khi chúng ta thấy trẻ đột nhiên ho rũ rượi, không sốt nhưng cảm thấy rất mệt thì đây là một triệu chứng rất nguy hiểm. Nó không phải do vi khuẩn hay do virus mà có thể là do dị vật đường thở.

Khi ta thấy một đứa trẻ có triệu chứng ho sặc sụa, ho rũ rượi, tím tái thì chúng ta cần phải làm gì?

Có hai thể mà chúng ta có thể nhận biết được, là:

- Nếu trẻ ho rũ rượi mặt đỏ tía tai những vẫn có thể nói được "mẹ ơi" thì đấy là tắc một phần của đường thở. Lúc này, chúng ta không nên làm bất cứ điều gì, chẳng hạn như moi hoặc móc bất cứ thứ gì từ trong họng của trẻ ra bởi như vậy có thể làm cho dị vật chui vào sâu, hơn nữa còn làm xây xát các vùng khác mà cần gọi ngay cấp cứu. Lưu ý, bố mẹ cũng cần biết chọn cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ hóc dị vật.
Thuận tiện nhất là đưa trẻ đến bệnh viện Tai Mũi Họng nơi có thể soi gắp được. Hoặc đến bệnh viện Nhi gần nhất mà chúng ta chắc rằng nơi đây sẽ có các công cụ gắp được dị vật ra cho trẻ. Trong khi đang đợi xe cấp cứu chúng ta cần giữ trẻ ngồi yên để dị vật không chạy sâu xuống dưới.


- Nếu trẻ có các triệu chứng như trên nhưng lại không thở được nói được thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ gần như đã tắc hoàn toàn đường thở. Lúc này tâm lý bố mẹ có thể rơi vào hoảng sợ, tuy nhiên chúng ta cần biết rằng phải giữ bình tĩnh để cứu được tính mạng của trẻ.


Nếu như trẻ còn nhỏ thì bố mẹ có thể làm động tác vỗ lưng và ấn ngực. Chúng ta cho trẻ nằm sấp xuống vỗ lưng 5 cái rồi lật ngược lại và ấn vào vùng ức 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới đến khi nào trẻ bật được ra dị vật thì thôi. Hoặc nếu trẻ lớn hơn một chút thì bố mẹ có thể đứng đằng sau vòng hai tay như quả đấm vào phía dưới ức, ấn mạnh từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài để làm sao đứa trẻ có thể họ bật ra. Đây là những vấn đề cần thực hiện nhanh nhất để cứu được tính mạng đứa trẻ.

Chúng tôi đã gặp những trường hợp đứa trẻ bị hóc dị vật cả năm trời, bởi vì đường thở có hai nhánh, khi dị vật rơi sang một bên thì đứa trẻ vẫn có thể thở như bình thường nhưng có dấu hiệu khò khè nên bố mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi khám.


Chính vì vậy tôi thường có những lời khuyên cho các ông bố bà mẹ là khi đi làm chúng ta không thể hình dung được trẻ đã gặp phải tình huống gì nhưng nếu thấy trẻ có triệu chứng ho, vẫn tỉnh táo nhưng thở khò khè, ho kéo dài thì bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện. Bởi vì những vấn đề về hô hấp đôi khi không thể dự đoán được hết.


MC Anh Thư: Anh Thư xin được hỏi thêm bác sĩ Thu Nguyệt, khi thăm khám, làm sao để bác sĩ phân biệt được đâu là viêm họng, đâu là triệu chứng của hóc dị vật không thưa bác sĩ? Vì Anh Thư thấy, khi thăm khám bác sĩ thường tiến hành 3 bước, khám tai rồi khám mũi và họng. Với 3 bước này thì có thể phân biệt được 2 trường hợp trên không ạ?


BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt: Nếu đứa trẻ đã đến được với chúng tôi thì dị vật đấy không gây tắc đường thở hoàn toàn bởi nếu tắc hoàn toàn thì tính mạng của trẻ đã bị đe dọa rồi.


Như vậy, đa số các trường hợp trẻ đến được với chúng tôi nghĩa là dị vật chỉ gây tắc bán phần và đã rơi vào một bên phế quản.


Khi đó khám tai mũi họng sẽ không thấy vấn đề gì cả nhưng khi nghe phổi nếu là một bác sĩ có kinh nghiệm thì sẽ phát hiện được một bên phổi có vấn đề hoặc nghe thấy tiếng rít. Đặc biệt là chỉ thấy có một bên thôi vì bên kia thông thoáng thì chúng ta sẽ không nghe thấy.


Chính vì vậy đối với những trường hợp nghi ngờ bị hóc dị vật gây tắc đường thở thì chúng tôi phải nghe thật kỹ. Tức là phân biệt tiếng thở, tiếng khò khè 2 thì hay 1 thì, tiếng rít bên nào nhiều bên nào ít hơn.


Nếu để lâu có thể gây ra áp xe phổi, tràn dịch màng phổi ở bên đó. Khi nghe lâm sàng chúng tôi có thể phát hiện được và khi đã có nghi ngờ sau khi khám lâm sàng thì bắt buộc phải chụp X-Quang và cao hơn nữa thì cần nội soi để chẩn đoán, điều trị.


MC Anh Thư: Vậy xin hỏi ThS.BS Nguyễn Thị Hằng khi nào nên sử dụng thảo dược cho con ngay từ đầu để tránh sử dụng kháng sinh?

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng: Như chúng tôi đã trao đổi ở trên, khi trẻ đang vui chơi, ăn uống bình thường mà thấy ho hắng thì đó là bất thường bố mẹ cần phải theo dõi.


Nếu trẻ hít phải cái gì đấy hoặc vướng đờm mà ho bật ra thì là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống tác nhân gây bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu diễn tiến đó ngày càng tăng nặng làm trẻ mệt hơn, bỏ ăn, bỏ bú hoặc sốt thì lời khuyên đầu tiên của tôi đó chính là phải đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa khám khám. Từ đó sẽ tìm ra nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh để có hướng điều trị thích hợp.


Trong trường hợp do vi khuẩn thì bắt buộc phải sử dụng kháng sinh. Lúc này, phụ huynh cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý kê đơn cho con nếu không phải là người có chuyên môn. Còn nếu như không phải do vi khuẩn thì có thể sử dụng các loại thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để giải trừ các triệu chứng như ho và tiêu đờm. Tất cả đều phải có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đây là việc giữ an toàn tốt nhất cho đứa trẻ.


MC Anh Thư: Được biết tinh dầu tần, tinh dầu tràm, tinh dầu gừng và một số loại tinh dầu thảo dược Trong y học cổ truyền Phương Đông có tác dụng trị ho, cảm, long đờm rất tốt. Bên cạnh đó Cao lá thường xuân là thảo dược trị ho hàng đầu tại Châu Âu. Việc kết hợp các tinh dầu này với Cao lá thường xuân để trị ho Theo chuyên gia hiệu quả và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ ạ không ạ?

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng trả lời:


Vâng, câu hỏi này rất hay và nó thuộc chuyên môn sâu của Viện Y học cổ truyền chúng tôi.

Sản phẩm BEZUT có các dạng bào chế: một là dạng siro cho trẻ em, hai là viên ngậm và ba là viên nát. Thành phần của nó giống nhau.

Riêng đối với siro là dành cho trẻ em, nó chủ yếu là cao của lá thường xuân, tinh dầu tần (tức là húng chanh), tinh dầu chàm và tinh dầu gừng.

Mặc dù cao lá thường xuân này chúng ta nhập và đạt chuẩn từ châu Âu về, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là thảo dược. Do đó, khi kết hợp với các vị thuốc khác ở tại Việt Nam như húng chanh, chàm, gừng sẽ không có gì khác biệt cả, thậm chí mang lại tác dụng tốt hơn. Bởi, lá thường xuân ở Việt Nam hiện nay đã có ở tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Loại thảo dược này đã trồng và đang được nghiên cứu nhưng chưa rộng rãi, nên hiện nay chúng ta vẫn nhập khẩu từ châu Âu.


Lá thường xuân có công dụng rất rộng, tốt cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó, nổi trội nhất là tác động trên hệ hô hấp. Ở Đức đã có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh, chấm dứt các triệu chứng ho, khó thở hoặc tiêu đờm... khi sử dụng lá thường xuân là rất cao. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi và ứng dụng lâu dài với những người có triệu chứng ho do lạnh, hay do nhiễm khuẩn, hoặc là hen phế quản gây khó thở trên đất nước này.

Bên cạnh đó, lá thường xuân không chỉ giúp giảm ho, tiêu đờm mà còn có tính kháng khuẩn rất cao, lại kháng vi-rút, chống oxy hóa nữa…

Lá thường xuân trong Đông y chúng tôi gọi là chủ dược, tức là quân dược chính, kết hợp với các vị thuốc hỗ trợ như tinh dầu húng chanh, tinh dầu chàm và tinh dầu gừng.

Cả ba loại tinh dầu này đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và có tác dụng làm giảm ho, làm giãn mạch, đặc biệt là gừng. Do đó, người ta gọi các laoị tinh dầu này là các vị thuốc hỗ trợ cho các vị thuốc chính, trong y học cổ truyền gọi là thần dược.

Nhưng ấn tượng hơn nữa là ở BEZUT có tinh dầu gừng. Chắc các bạn cũng đã biết, tinh dầu gừng có vị cay, tính ấm… ngoài chuyện trừ hàn, đặc biệt là ho do lạnh, thì nó còn có tác dụng giảm tình trạng nôn ọe (do ho kéo dài). Chúng tôi gọi tinh dầu gừng là tá dược. Tức là, ngoài tác dụng chính hỗ trợ các vị thuốc chính thì nó còn có các tác dụng điều trị nôn mửa rất hiệu quả.

Cuối cùng, trong thành phần siro còn có các vị thuốc khác như: đường, các loại tá dược khác, đó là sứ dược, tức là điều hòa cả phương thuốc này.


Điều đó cho thấy, sự kết hợp này hài hòa, đúng với quy luật của Y học Cổ truyền.



II. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC ALOBACSI

Diệu Linh - linhtran76…@gmail.com

Con em 2 tuổi, cháu bị ho nhiều do cảm lạnh kèm theo sổ mũi và sốt nhẹ. Cháu vẫn ăn uống bình thường, đã uống sốt hạ sốt nhưng chưa có dấu hiệu dứt ho, nhiều lúc còn có dấu hiệu nôn kèm theo. Xin bác sĩ tư vấn cách phòng và chữa trị.

BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt:


Cháu mới 2 tuổi, xin hỏi chị bé ho bao lâu, ho có sổ mũi hay không, đục hay không, tần số thở của bé như thế nào… thì chúng tôi mới có thể giúp cho bé được.


Đây là lứa tuổi mà thầy thuốc y khoa rất lo lắng, vì rất dễ bị hô hấp. Nếu đúng như thông tin chị cung cấp nếu cháu ho, sốt nhẹ, ăn uống tốt, tần số thở bình thường… thì tôi nghĩ ho có thể do cảm lạnh.

Vấn đề tôi lo lắng nhất là tắc nghẽn đường thở.
Khi thời tiết thay đổi trở nên lạnh hơn, trẻ có hiện tượng phù nề cuống mũi làm tắc đường thở. Do đó, chị phải giữ ấm cho trẻ, uống nước ấm và điều quan trọng nhất là làm thông thoáng đường thở. Thông thoáng ở đây có nghĩa là chị có thể lọc mũi cho bé bằng cách hút.


Tôi biết nhiều bà mẹ ngày nào cũng bơm rửa mũi cho con nhưng lại không biết rằng việc bơm rửa không đúng cách không những gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ mà còn có thể gây viêm tai. Bởi vì khi đã bị tắc nghẽn mà chỉ bơm vào chứ không hút ra thì nước sẽ đọng ở vùng mũi và khoang học.


Cũng giống như việc bị tắc đường, chúng ta thấy chỗ nào thoáng là đi. Tương tự như vậy, khi mũi trẻ bị tắc không ra được bằng đường mũi hay đường miệng và chỉ có một đường tai là thông thoáng nên nó sẽ chảy nước ra bằng con đường này và gây viêm tai giữa.


Chính vì vậy, khi nhỏ mũi cho trẻ thì cần có một chút thuốc để làm co mạch mũi, khoảng vài phút sau mẹ hẵng bơm nhẹ nước muối nhưng cần nhớ bơm một bên và hút một bên.


Các bà mẹ luôn kỳ vọng hai mũi thông nhau tức là bơm một bên và chảy ra một bên nhưng cần phải biết rằng khi nó tắc thì đương nhiên sẽ không chảy. Do đó chúng ta cần phải vừa bơm vừa hút một cách nhẹ nhàng để tránh được các trường hợp bị viêm tai cho trẻ.

Trở lại với trường hợp của chị Hoàng Yến, chị đã dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhưng không hạ. Chị cũng biết rằng sốt là một phản ứng tốt của cơ thể. Không phải khi trẻ bị sốt là chúng ta có thể dùng thuốc ho để chữa được, nó chỉ có thể hơi giảm một chút thôi.


Vậy lời khuyên tốt nhất là nếu chị thấy con bị sốt, ho, dùng thuốc vẫn không thuyên giảm thì  tốt nhất là chúng ta nên đi bác sĩ bởi vì trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ viêm nhiễm rất cao, chẳng hạn như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi...

Nguyễn Hoàng Yến - Hà Nội


Thưa bác sĩ,


Bé nhà em khi ngủ hay bị ho khan nhưng khi thức thì chơi bình thường, đi khám thì bác sĩ nói cháu bị viêm hô hấp nhưng dùng thuốc không khỏi. Bé cũng hay bị ho về đêm nữa ạ. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp em tình trạng ho về đêm này có phải do viêm hô hấp hay nguyên nhân nào khác?

Cách chăm sóc tốt nhất khi bé bị ho đêm là gì? Nếu được nhờ bác sĩ hướng dẫn giúp em bài thuốc dân gian hiệu nghiệm. Vì em mới làm mẹ lần đầu nên còn bỡ ngỡ lại không dám dùng kháng sinh vì sợ lờn thuốc. Chân thành cảm ơn bác sĩ.


Hoàng Yến thân mến,


Ở trẻ em có một câu y học để mô tả, đó là "Thần dương vô âm" để nói lên tình trạng thân nhiệt của trẻ lúc nào cũng cao hơn người lớn rất nhiều.


Vào ban đêm, khi đi ngủ, vì bố mẹ là người lớn nên thường sợ trẻ bị lạnh nên mặc kín, đắp chăn rất kỹ dẫn đến tình trạng bị vã mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng. Lúc ngủ, khi trẻ bị nóng sẽ hất tung tất cả, mồ hôi nhiễm trở lại cơ thể qua các lỗ chân lông dẫn theo các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập. Điều này lý giải cho việc vì sao trẻ hay bị ho vào ban đêm.


Như vậy, khi bị nhiễm lạnh thì đường hô hấp là nơi gánh chịu đầu tiên, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu ho như thế.


Do đó, việc chăm sóc trẻ vào ban đêm rất đơn giản. Các mẹ chú ý khi con đi ngủ nên giữ thông thoáng, mặc vừa đủ, chỉ cần đi cho con đôi tất mỏng, không quấn quá kín để tránh tình trạng ra mồ hôi và chúng quay lại tấn công cơ thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.


Theo thông tin bạn cung cấp, tôi có thể mách cho bạn một số bài thuốc giúp giảm đi những triệu chứng như bạn mô tả nhé:

Bài 1: Bạn lấy 10 hạt chanh, 15g hoa đủ đủ đực, 15g cây hẹ. Tất cả rửa sạch để ráo, nghiền nát cho một chút mật ong hoặc đường mang hấp cơm cho trẻ ăn từ 2-3 lần mỗi ngày thì chỉ mấy hôm là trẻ hết ho thôi.

Bài 2: 1 quả quất chín + 10 hạt chanh cùng với hoa hồng bạch 15g. Tất cả xay nát rồi luyện với mật ong đem hấp cơm. Bài thuốc này trị ho rất hiệu quả và an toàn.

BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt bổ sung:  Bên Đông y của chị Hằng có những bài thuốc thật là tuyệt vời. Tôi chỉ bổ sung một vài ý nhỏ thôi. Trong thư của chị Hoàng Yến không nói rõ bé nhà chị bao nhiêu tuổi. Đây là một thông tin rất quan trọng để giúp chúng tôi đưa ra những tư vấn tốt hơn.


Trong trường hợp nếu một đứa trẻ lớn một chút hay có triệu chứng ho về đêm thì đây là một trong những dấu hiệu cần lưu ý. Chẳng hạn nếu trẻ từ 6 - 7 tuổi mà có ho, khò khè kèm theo nôn thì có thể là do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Buổi tối khi trẻ ngủ thì dịch dạ dày trào lên và gây ra tình trạng ho ở trẻ mãi không dứt. Thỉnh thoảng, bố mẹ sẽ thấy trẻ ngừng ho thôi chứ không dứt hoàn toàn.

Bên cạnh đó, nếu trẻ lớn hơn ở độ tuổi trên mà có triệu chứng ho về đêm nhiều như thế, nhất là thời tiết thay đổi thì có thể là do tăng đáp ứng phế quản. Theo Tây y, vào ban đêm các thành phần máu của trẻ thường hay giảm xuống thì đấy là một số các nguyên nhân mà làm cho trẻ ho về đêm.


Trịnh Văn Bằng - Q.Phú Nhuận, TPHCM

Bị ho, đau họng mà uống nước đá lạnh thì có sao không bác sĩ? Thú thiệt là tui ghiền nước lạnh lắm, uống gì cũng phải có viên đá mới ngon. Tôi ngậm viên ngậm đau họng Bezut thấy đỡ rất nhiều. Vậy tôi có cần kiêng nước đá không?

BS.CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt trả lời:

Tôi không biết rõ là bạn cứ uống nước lạnh là ho hay ho rồi mà vẫn thích uống nước lạnh, hai cái đó khác nhau. Tôi muốn hỏi lại bạn là, có phải khi bạn uống nước lạnh thì bạn bị ho. Vậy nguyên nhân gây ho của bạn là nước lạnh, bạn cần phải hạn chế.

Còn vấn đề tại sao thích nước lạnh, vì như ở miền Nam ta biết, tôi thấy bữa nào cũng có cốc nước đá. Khi tôi vào Nam công tác, cứ bắt đầu chuẩn bị ăn cơm là cho tôi một cốc nước đá to lắm. Hầu hết mọi người uống như không bị làm sao hết. Tuy nhiên, về phía Tây y, riêng từng cá thể, nếu bạn uống nước lạnh mà ho thì đừng nên uống.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng bổ sung:

Thật ra khí hậu miền Nam nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, mọi người uống nhiều nước đá để cảm giác giảm nhiệt đi. Nhưng cái lạnh chính là nguyên nhân gây nên các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng hoặc ho.

Bạn có nói là bạn ngậm viên ngậm đau họng Bezut thấy đỡ rất nhiều là rất đúng, bởi vì trong thành phần viên ngậm, ngoài cao lá thường xuân thì tinh dầu chanh, tinh dầu quế, tinh dầu gừng có vị cay, tính ấm nóng nên trừ được tính hàn, cái lạnh. Vì vậy, bạn ngậm Bezut thấy hiệu quả.

Theo tôi, tốt nhất bạn nên hạn chế dùng nước đá hoặc nước lạnh.

Nếu bạn đã dùng và trải nghiệm viên ngậm Bezut thấy hiệu quả thì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng viên ngậm Benzut mỗi khi bị bệnh, rất tốt.

Lê Duy - duy_le2011…@yahoo.com

Bố em bị tiểu đường, sức đề kháng kém, cũng thường hay bị ho khi chuyển từ thu sang chớm đông. Mỗi lần cụ ho là lai rai 1-2 tuần mới hết. Cả nhà rất sốt ruột vì không biết có phải là 1 biến chứng của tiểu đường không. Chúng em nên cho cụ dùng thuốc gì, có dùng được thuốc ho không? Xin cảm ơn chương trình và bác sĩ.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng
trả lời:

Xin cảm ơn câu hỏi rất thực tế của bạn, đặc biệt là câu hỏi có liên quan đến người thân của bạn.

Khi một người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thì sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm miễn dịch, nên các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài rất dễ xâm nhập vào. Vì vậy, bị tiểu đường khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời, bố bạn bị ho cũng là chuyện bình thường vì mọi người cũng hay bị như vậy.

Chúng ta chưa thể nói đây có phải là do biến chứng của tiểu đường hay không bởi vì tiểu đường gây biến chứng ở tất cả các cơ quan lục phủ, ngũ tạng trong cơ thể. Nhưng bạn có nói cụ thể hoàn cảnh xuất hiện bệnh là khi thay đổi thời tiết, vậy bố bạn bị như vậy là do tác nhân từ bên ngoài.
 
Vì vậy, một là cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa vì bác đang bị ho trên nền một bệnh lý khác. Hai là, khám chuyên khoa.

Nếu không có tổn thương thực thể gì về đường hô hấp thì chúng ta có thể yên tâm sử dụng một số thuốc cũng như là chế phẩm có nguồn gốc thảo dược. Tôi ví dụ như hiện nay, chúng ta có sản phẩm Bezut và tôi cho rằng đây là một sản phẩm rất hiệu quả và rất ưu Việt, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.


Hiện nay, tất cả viên ngậm Bezut đều có vị ngọt. Vị ngọt này chính là đường Isomalt, được chiết xuất từ củ cải đường và nó có năng lượng rất thấp. Không có sự tích lũy năng lượng nên không làm ảnh hưởng cũng như làm tăng đường huyết khi người bệnh bị đái tháo đường.

Vì thế, bạn có thể yên tâm lựa chọn viên ngậm Bezut cho người thân bạn ngậm, rất tốt và hiệu quả mà không ảnh hưởng gì đến bệnh đái tháo đường.


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X