Hotline 24/7
08983-08983

12 căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh - Trăm ngàn nỗi lo của mẹ

Khi con yêu chào đời, cùng với niềm hạnh phúc ngập tràn, những lo lắng mới cũng xuất hiện khiến các mẹ không khỏi băn khoăn.

Bệnh của trẻ sơ sinh – Trăm ngàn nỗi lo của người làm mẹ

Bệnh của trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bỉm sữa đứng ngồi không yên khi chăm con. Những căn bệnh tưởng như đơn giản lại có thể nhanh chóng tiến triển phức tạp, đe dọa đến tính mạng của trẻ, cần chẩn đoán và xử trí ngay lập tức. Sự chậm trễ trong việc xác định tình trạng sức khỏe của trẻ có thể dẫn tới kết cục khó lường.

Mong rằng thông qua bài viết về bệnh của trẻ sơ sinh dưới đây, các mẹ sẽ có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc con yêu khỏe mạnh ngay từ lúc lọt lòng.

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

1. Chấn thương khi sinh

Chấn thương khi sinh có thể là kết quả của việc sử dụng kẹp lúc đưa trẻ ra ngoài.  Khó sinh hoặc ngôi thai ngược có thể gây gãy xương trẻ do áp lực sinh, dụng cụ hỗ trợ sinh, vv… Hầu hết các em bé sẽ hồi phục nhanh chóng sau chấn thương khi sinh nở. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá và điều trị cho bé nếu vết thương đó nghiêm trọng.

2. Vàng da

Đây là hiện tượng dư thừa bilirubin, sắc tố gây vàng da. Vàng da là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường sẽ hết theo thời gian. Tuy nhiên nếu tình trạng này nghiêm trọng, các bác sĩ cần kiểm tra và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

3. Đau bụng

Đau bụng là khi em bé khóc liên tục mà không có lý do rõ ràng. Thông thường, nguyên nhân là do bé cảm thấy khó chịu và không thể biểu lộ. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bé được 3 tháng tuổi. Nếu đau bụng kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

4. Chướng bụng

Trẻ sơ sinh bụng sẽ mềm. Các bà mẹ cần quan sát bụng của trẻ. Nếu cảm thấy bụng bé cứng và sưng khi chạm vào, nguyên nhân có thể do táo bón hoặc đầy hơi. Khi cơ thể bé bắt đầu thích nghi với việc ăn uống, vấn đề này sẽ được giải quyết. Nếu bé vẫn tiếp tục bị chướng bụng kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác.

5. Da xanh và ngưng thở

Thông thường trẻ sơ sinh da sẽ hơi xanh. Hiện tượng này sẽ biến mất dần khi lưu thông máu được cải thiện. Nhưng nếu vết tái xanh xuất hiện quanh miệng hoặc không mờ đi mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Ngưng thở là hiện tượng trẻ ngừng thở trong 15 đến 20 giây với làn da hơi xanh xao. Đây là vấn đề liên quan đến tim cần được chăm sóc và can thiệp y tế.

6. Nôn

Nôn trớ là vấn đề rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ được khuyến khích vỗ ợ hơi cho trẻ để tránh trẻ bị nôn sau khi bú. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi bé nôn ra màu xanh lá và nôn kéo dài. Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước rất nhanh và cần được điều trị y tế. Không dung nạp Lactose và sữa mẹ cũng là một vấn đề khá phổ biến cần được hỗ trợ và theo dõi. Nôn trớ thường xuyên có thể là do nhiễm trùng hoặc các vấn đề tiêu hóa.

7. Ho

Bé thường bị ho khi bú nếu sữa chảy quá nhanh. Ho dai dẳng khi ăn có thể báo hiệu vấn đề về phổi hoặc hệ tiêu hóa. Ho vào ban đêm liên tục có thể là biểu hiện của ho gà hoặc các vấn đề về hô hấp khác.

8. Thiếu máu

Thiếu máu là thiếu huyết sắc tố, cho thấy mức độ oxy trong máu thấp và máu đặc. Những bà mẹ bị thiếu máu thường sinh ra con cũng bị thiếu máu. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.

9. Sốt

Sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Sốt cao và kéo dài trên 39 độ ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến co giật nghiêm trọng, tổn thương não và gây tử vong.

10. Bệnh tưa miệng

Nấm miệng là một bệnh nhiễm nấm men xảy ra trong miệng của trẻ sơ sinh, dân gian vẫn gọi là tưa lưỡi. Nếu tình trạng nghiêm trọng mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị.

11. Cảm lạnh và cúm

Những căn bệnh này ảnh hưởng đến hầu hết tất cả trẻ sơ sinh khi chúng đang học cách thích nghi với thế giới bên ngoài. Mặc dù có vẻ không đáng lo, nhưng các mẹ nên tìm lời khuyên của bác sĩ. Viêm phổi và các bệnh nghiêm trọng khác phát triển rất nhanh ở trẻ sơ sinh.

12. Tiêu chảy

Tiêu chảy là một phản ứng phổ biến đối với kháng sinh và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Cần cung cấp đủ nước cho trẻ. Theo dõi trình trạng đại tiện của trẻ. Nếu lo lắng các mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Hầu hết các bệnh của trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Nhưng khi còn quá nhỏ bé với hệ thống miễn dịch non nớt, trẻ thường cố gắng giao tiếp với mẹ bằng cách quấy khóc. Những căn bệnh thông thường có thể tiến triển thành vấn đề lớn nếu không được xử lý kịp thời.

Các mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc trẻ đúng cách. Một điều không kém phần quan trọng là mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ khi chăm con. Không phải cứ ho hay hắt hơi sổ mũi đều là vấn đề nghiêm trọng đâu các mẹ nhé!

Theo TheAsianparent

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X