Hotline 24/7
08983-08983

Xuất huyết não: Đến bệnh viện sớm để tránh cảnh sinh ly tử biệt

Ngày 23/3, bệnh nhân N. quay trở lại bệnh viện để tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Giọng nói rổn rảng, bàn tay linh hoạt, không ai nghĩ rằng gần 3 tháng trước, bà là bệnh nhân có tiên lượng tử vong do đột quỵ xuất huyết não.

“Ngày 1/1/2020, ngay dịp tết Dương lịch, tôi đi tắm, mới dội hai gáo nước xuống chân thì chân phải đột ngột tê yếu. Tôi cố gắng về phòng ngủ, lấy điện thoại gọi cho em trai, lúc này tay phải cũng liệt luôn. Vừa báo tình hình xong, tôi đã rơi vào hôn mê sâu” - bệnh nhân T. T. K. N. (55 tuổi, ngụ ở Vĩnh Long) nhớ lại khoảng ký ức tồi tệ đó.

Em gái của bệnh nhân cũng hồi tưởng lại, khi đến nhà đã thấy chị gái rơi vào hôn mê, liệt nửa người bên phải, nên mấy anh em cấp tốc chuyển lên Bệnh viện Vĩnh Long. Kết quả chụp chiếu cho chẩn đoán xuất huyết nội sọ và yêu cầu người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên sâu.

Đến bệnh viện sớm để tránh cảnh sinh ly tử biệt ảnh 1Bệnh nhân N. trong lần tái khám gần đây. Ảnh: Đức Thịnh

Khi gia đình đang phân vân có nên đưa bệnh nhân lên TPHCM hay không, thì một thành viên nói gần đây có Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ), chuyên điều trị các ca bệnh đột quỵ nên gia đình nhất trí đưa bệnh nhân đến.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, êkip bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp MRI. Kết quả cho thấy người bệnh bị xuất huyết cầu não bên trái, đường kính máu tụ là 6cm, nguyên nhân phần lớn do tăng huyết áp.

Bệnh nhân được điều trị tích cực tại khoa ICU với các phương pháp như kiểm soát huyết áp, thở máy, chống nhiễm trùng, chống loét, vật lý trị liệu phục hồi chức năng… Ngay ngày hôm sau, bệnh nhân N. đã tỉnh lại.

Bệnh nhân cũng chia sẻ khoảng thời gian nằm tại khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ và điều dưỡng khoa rất tốt, hỏi thăm bệnh nhân nhẹ nhàng, chu đáo, không phải là bác sĩ - bệnh nhân mà cảm giác như những người trong gia đình.

Cũng trong những ngày nằm tại ICU và khoa Thần kinh Đột quỵ, các bạn khoa Vật lý trị liệu đã nâng đỡ, xoa bóp, xung điện, kích thích các cơ, thông mạch máu… khiến bà hồi phục rất tốt, gia đình cũng thở phào nhẹ nhõm.

Đến bệnh viện sớm để tránh cảnh sinh ly tử biệt ảnh2Kỹ thuật viên tại S.I.S đang tập vận động cổ tay cho bệnh nhân. Ảnh: Đức Thịnh

“Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến bệnh viện S.I.S. Cảm ơn các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đã chăm sóc và điều trị cho tôi. Bệnh viện S.I.S  là một vị cứu tinh cho bệnh nhân miền Tây, nhất là những bệnh nhân thần kinh và đột quỵ.

Nếu chuyển lên TPHCM, tôi sợ lỡ mất giờ vàng, có khi còn chẳng ngồi đây để bày tỏ tấm lòng. Rất mong mọi người bệnh biết đến bệnh viện và tới sớm, điều trị kịp thời. Những chuyến cấp cứu xa xôi, ắt sẽ có cảnh sinh ly tử biệt. Điều đó rất đau lòng” - bệnh nhân N. xúc động.

TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S chia sẻ, đa số bệnh nhân nhồi máu não khi đến bệnh viện vẫn còn nói được, tỉnh táo, yếu liệt nhẹ một bên, có thể nhận biết được xung quanh. Tuy nhiên, đối với đột quỵ xuất huyết não, phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu. Đối với bệnh nhân N., đường kính máu tụ khá lớn, đa phần các bệnh viện sẽ tiên lượng tử vong.

“Với sự ra đời của S.I.S, chúng tôi mang đến những công nghệ hiện đại nhất, phương pháp điều trị mới nhất, và khoa hồi sức là “cốt lõi” trong việc điều trị cho bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não. Phần lớn những bệnh nhân nằm tại khoa Hồi sức ở những bệnh viện quá tải, sự lây nhiễm chéo hoặc nhiễm trùng bệnh viện làm cho đa số người bệnh đột quỵ bị viêm phổi.

Để giảm bớt gánh nặng đó, phòng hồi sức của S.I.S sử dụng không khí như phòng mổ, điều kiện vô trùng, không khí luân chuyển áp lực âm, áp lực dương, hút đàm riêng, hút nội khí quản, tất cả các quy trình đều được kiểm soát chặt chẽ, chống nhiễm khuẩn bệnh viện tốt nhất có thể.

Sự phục hồi ấn tượng của bệnh nhân N. là minh chứng cho việc điều trị đột quỵ tại bệnh viện chuyên khoa, giảm các tỷ lệ tử vong không mong muốn như nhiễm trùng bệnh viện hoặc ảnh hưởng của viêm phổi đến vấn đề chăm sóc sau đột quỵ” - BS Chí Cường nhấn mạnh.

Một trường hợp khác là bệnh nhân H. V. O. (55 tuổi, Vĩnh Long) bị nhồi máu não đầu năm 2019. Ngay khi phát hiện, gia đình lập tức đưa ông O. nhập viện tại một bệnh viện địa phương, sau đó được chỉ định lên tuyến trên.

Tuy nhiên khi lên bệnh viện TPHCM, bệnh nhân O. chỉ được điều trị nội khoa, tình hình không có biến chuyển tích cực nên gia đình xin về. Từ đó đến nay ông O. yếu tay chân bên trái, cầm nắm đồ vật không linh hoạt. Gia đình cũng đưa người bệnh đến các trung tập trị liệu phục hồi chức năng trong tỉnh nhưng tình hình không khả quan là bao.

Được một bệnh nhân cũ của S.I.S giới thiệu, vợ người bệnh đưa ông đến đây tập vật lý trị liệu mỗi tháng một lần, và đã theo được 2 tháng nay. Bà cho biết từ sau lần tập ở tháng trước, ông khỏe hẳn ra. Tay cầm nắm được các đồ vật, có thể tự cầm thìa ăn được. Chân cũng cải thiện hơn rất nhiều, bước từng bước chậm, nhưng vững vàng.

Bà xúc động chia sẻ: “Cứ sắp đến ngày tái khám là ổng giục tôi chuẩn bị đồ đạc để sang đây các cháu kỹ thuật viên điều trị cho. Mỗi lần thực hiện xong ổng vui lắm. Về nhà cũng siêng tập đi. Giờ cũng khá hơn khoảng 50% rồi.”

Đến bệnh viện sớm để tránh cảnh sinh ly tử biệt ảnh3

Đến bệnh viện sớm để tránh cảnh sinh ly tử biệt ảnh4Bệnh nhân O. được các kỹ thuật viên khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tập vận động. Ảnh: Đức Thịnh

Sau khi chụp MRI, phát hiện bệnh nhân O. bị tắc động mạch não giữa (P) từ đoạn M1, đã có chỉ định can thiệp của bác sĩ. Gia đình cũng đang gấp rút chuẩn bị để bệnh nhân nhập viện và thực hiện can thiệp trong thời gian sớm nhất.

BS Trần Chí Cường cho biết, vấn đề truyền thông cho người dân miền Tây hết sức quan trọng, cũng như cho đồng nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. “Việc tầm soát sớm đột quỵ để tránh các biến chứng xảy ra là hiệu quả nhất. Nếu không may xảy ra đột quỵ, bà con nên đến bệnh viện chuyên sâu để được điều trị trong thời gian vàng. Đó là điều tôi mong mỏi nhất để người dân miền Tây không phải ngược xuôi với những chuyến xe cấp cứu đau lòng”.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X