Hotline 24/7
08983-08983

Xạ trị và đi tia có gì khác nhau?

Em nghe người ta nói là bị ung thư thì ngoài phẫu thuật, hóa trị thì phải đi tia mới yên tâm. Xin hỏi,tại sao xạ trị lại gọi là đi tia?

Nguyễn Tăng Phương Nhi - Định Quán - Đồng Nai

Chào bạn,

Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia bức xạ ion phát ra từ các nguồn phóng xạ (như Cobalt, iridium, cesium…) hoặc các thiết bị tạo ra chùm tia bức xạ (máy gia tốc) để tiêu diệt tế bào ung thư.

Các chùm tia này “vô hình”, chúng ta không thể thấy bằng mắt thường. “Đi tia” là cách gọi bình dân, truyền miệng giữa các bệnh nhân khi được xạ trị. Có đến 60% bệnh nhân ung thư cần phải dùng tới xạ trị nhằm làm tăng kết quả điều trị.

Xạ trị có thể được dùng trước phẫu thuật (nhằm làm giảm kích thước bướu, khiến cho cuộc mổ thuận lợi hơn hoặc làm bướu từ chỗ không mổ được thành mổ được), sau phẫu thuật (nhằm làm tiêu diệt các tế bào bướu còn sót lại tại vùng phẫu thuật, giảm tái phát tại chỗ), hoặc xạ trị đơn thuần (không cần phối hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị, ví dụ xạ trị các ung thư vòm hầu, amiđan giai đoạn sớm…).

Theo TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X