Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Tôi là nữ 55 tuoi, xin hỏi BS thuoc glucosamine sulfate uống mỗi ngày có tác dụng ngăn ngừa và giảm đau do thoái hóa khớp không . Nếu sử dụng lâu dài hàng ngày sẽ có tác dụng phụ gì không . Ngoài Glucosamin thì trên thị trường có TPCN nào để ngăn ngừa và giảm đau khớp tái phát không BS, xin cám ơn BS!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào chị,

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được xếp loại như một loại đường amino. Glucosamine được xem như những “viên gạch” giúp cơ thể xây dựng nên tế bào và cấu trúc mô, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng trong cơ thể.

Glucosamine chủ yếu có nhiệm vụ phát triển và duy trì sụn trong khớp của cơ thể. Glucosamine thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp. Nó có thể được dùng bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ ở dạng kem hoặc thuốc mỡ.

Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày.

Glucosamine bổ sung được lấy từ các nguồn tự nhiên - chẳng hạn như vỏ sò hoặc nấm - hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Glucosamine bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả lớn nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.

Hầu hết các thực phẩm bổ sung Glucosamine là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số nguy cơ có thể có hoặc các phản ứng bất lợi có thể xảy ra bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn: Ban da đỏ, nóng, ngứa da, phù mạch, sốc phản vệ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón....
  • Rối loạn hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim, phù ngoại vi...
  • Rối loạn chuyển hóa cơ thể: Tăng lipid máu, tăng Cholesterol máu, tăng men gan, tăng đường máu, tổn thương nặng chức năng gan, thận, dẫn đến suy gan, suy thận
  • Rối loạn thần kinh: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, ngủ gà...
  • Các rối loạn khác như: Rụng tóc, xuất huyết trên da, viêm thận kẽ, rối loạn tầm nhìn.

Ngoài ra, glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy glucosamine có thể làm tăng thêm mức cholesterol "xấu" LDL.

Glucosamine có thể ảnh hưởng tới một số loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin,...

Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin... nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc này

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.

Để điều trị thoái hoá khớp hiệu quả và an toàn, chị cần đến khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá mức độ thoái hoá khớp, thể trạng, bệnh lý nền… từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Việc bổ sung thực phẩm chức năng tự ý và kéo dài luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiều hơn là lợi ích.

Câu hỏi liên quan

097959****

Bé mang dép đạp nhẹ con dơi và rửa tay chân liền thì nguy cơ nhiễm bệnh là không có.

Xem toàn bộ

038603****

Tình trạng rỉ máu tại vết mổ khi hắt hơi, khi chạm ấn và cảm giác cấn khi cử động hàm sau 2 tuần nhổ răng khôn là các triệu chứng bất thường cần tái khám.

Xem toàn bộ

036446****

Em bị viêm gan B, nhưng việc điều trị thuốc đặc trị viêm gan B hay là thuốc hạ men gan đơn thuần thì phải cần thêm thông tin.

Xem toàn bộ

086745****

Các triệu chứng ho đàm, rát cổ, đau đầu, đau răng, đau mắt đều có thể do bệnh viêm xoang gây nên.

Xem toàn bộ

038350****

Bất thường có thể nằm ở 2 phía, một là phía cảm nhận (lưỡi của người cảm nhận có vấn đề) hoặc là ở phía nhũ hoa (tiết dịch bất thường).

Xem toàn bộ

091787****

Nếu chỉ biết có tăng men gan, nhưng chưa rõ nguyên nhân, bạn nên khám chuyên khoa gan mật thêm để xác định bệnh.

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình