Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Chào AloBacsi,

Con em bị hen, thỉnh thoảng lại bị viêm da cơ địa, bệnh tái đi tái lại hoài. BS ở tỉnh khuyên đi xét nghiệm coi có bị dị ứng mạt nhà hay không, sau đó sẽ có điều trị giải mẫn cảm, em nghe thấy lạ. BS có thể cho em biết thêm về phương pháp này là dùng thuốc gì, điều trị bao lâu, có hết hẳn không ạ?

Em xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Nếu bạn đưa bé đi xét nghiệm và phát hiện dị ứng với mạt nhà thì có thể được điều trị để làm giảm hoặc hết mức độ mẫn cảm với nó (mạt nhà). Phương pháp này là “giải mẫn cảm” (Allergy Immunotherapy).

Giải mẫn cảm hiện nay có 2 cách dùng thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:

- Tiêm dưới da: dùng chiết xuất mạt nhà tiêm vào dưới da thường là ở vùng cánh tay. Phương pháp này người bệnh phải đến bệnh viện định kỳ để tiêm

- Nhỏ/ngậm dưới lưỡi: Dùng dung dịch hoặc viên nén chứa chiết xuất mạt nhà để nhỏ hoặc ngậm dưới lưỡi. Phương pháp này có thể được người bệnh tự thực hiện tại nhà.

Ngoài ra hiện nay còn có một số phương pháp khác được nghiên cứu nhưng chưa được sử dụng rộng rãi như dán trên da, tiêm hạch bạch huyết...

Phương pháp tiêm dưới da tỏ ra hiệu quả hơn nhỏ/ngậm dưới lưỡi trong 1 số nghiên cứu, nhưng một số nghiên cứu khác lại thấy 2 phương pháp có hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, nhỏ/ngậm dưới lưỡi ít tác dụng phụ hơn và an toàn hơn rất nhiều so với tiêm dưới da.

Trẻ em hay người lớn đều có thể sử dụng phương pháp này, nhưng thường sẽ được áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên vì bé có thể hợp tác tốt trong việc sử dụng thuốc. Trẻ nhỏ hơn nếu có thể hợp tác tốt trong việc ngậm thuốc, nhỏ thuốc hay tiêm thuốc thì cũng có thể thực hiện được.

Thường sau 6 tháng đến 1 năm mới có thể đánh giá được thuốc có hiệu quả hay không. Hiệu quả của việc giải mẫn cảm có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc hơn, có thể không dị ứng lại.

Các cơ sở bạn có thể đến để xét nghiệm dị ứng da và điều trị giải mẫn cảm:

- Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
215 Hồng Bàng, P.11, quận 5, TPHCM
Điện thoại: (028) 3855 4269 - 19007178

- Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
461 Đ. Sư Vạn Hạnh, P.12, quận 10, TPHCM
ĐT: 028 3862 0120 - 0912620120 

- Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm Dị ứng - miễn dịch lâm sàng
78 đường Giải Phóng, P. Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 024 3869 3731 (số máy lẻ 6722), hotline: 0869 587 712

Thân mến.

Câu hỏi liên quan

090878****

Chấn thương cột sống phải hạn chế tối đa việc cử động tại vị trí chấn thương, tránh để chèn ép tủy.

Xem toàn bộ

012179****

Nếu không sử dụng bao cao su thì nguy cơ lây truyền qua đường tình dục nếu đối tác có bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem toàn bộ

096657****

Đặt ống dẫn lưu não thất xuống bụng không có liên quan gì đến tình trạng tiết dịch bất thường ở núm vú.

Xem toàn bộ

092729****

Nếu bạn có thể tuột được da quy đầu khi cương một cách dễ dàng không đau đớn thì có thể lựa chọn không phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Xem toàn bộ

036225****

Nói chung tất cả những bệnh lý ung thư diễn tiến tới tình trạng khối u vỡ đều là ở giai đoạn muộn.

Xem toàn bộ

056706****

Bạn nên chườm đá, hạn chế đi lại, tập vận động gối nhẹ nhàng trên giường, tránh cứng khớp.

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình