TS.BS Trần Chí Cường: Hết mình sống với đam mê
Năm nay tròn 38 tuổi, ngoài công tác chuyên môn tại BV Đại học Y dược TPHCM, TS.BS Trần Chí Cường (trong ảnh) còn là Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh của TP.
Tâm nguyện của người thầy thuốc trẻ tuổi này là luôn sống và cống hiến hết mình với niềm đam mê đã chọn...
Sáng sớm ngày 14/4/2013, đang đạp xe, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, bị đột quỵ. 10g sáng cùng ngày, một nhóm thầy thuốc của BV Chợ Rẫy (TPHCM) có mặt tại Cần Thơ đã phải khoan sọ bệnh nhân để dẫn lưu máu bầm. Tuy nhiên, bệnh nhân Nguyễn Thanh Sơn vẫn "hôn mê sâu đe dọa tử vong". Đến 14g30 chiều, ông Sơn được đưa lên BV Chợ Rẫy bằng trực thăng quân sự.
Tại đây, các chuyên gia y tế giỏi nhất đã có cuộc hội chẩn khẩn và TS.BS Trần Chí Cường, Trưởng đơn vị Can thiệp mạch máu thần kinh, BV Đại học Y dược TPHCM, có mặt trong số đó. Đến 18g, ê kíp hội chẩn dự đoán ba tình huống: nếu không xử lý can thiệp, bệnh nhân chắc chắn tử vong; xử lý, bệnh nhân cũng có nguy cơ tử vong; việc can thiệp là "còn nước còn tát".
Áp lực cứu người đè nặng lên những người thầy thuốc. TS.BS Cường nhớ lại: Tôi đề xuất chụp mạch máu não, sau đó đưa ống thông từ động mạch đùi luồn lên động mạch não, chụp chẩn đoán (thấy một mạch máu não đang vỡ) rồi tiến hành đặt lò xo (coils) để cầm máu cho bệnh nhân Sơn...
Trước khi thành danh, TS.BS Trần Chí Cường làm việc tại BVĐK Sa Đéc (Đồng Tháp). Với ý chí vươn lên trong nghề nghiệp, anh lên TPHCM tiếp tục học tập nâng cao tay nghề, sau đó được BV Đại học Y dược TPHCM tiếp nhận.
Thấy BS Cường có ý chí, ham học hỏi, năm 2004 - 2005, BV Đại học Y dược TPHCM đã cử anh đi học các kỹ thuật cơ bản về chụp mạch máu não tại BV Chợ Rẫy (TPHCM) và BV Bạch Mai (Hà Nội), hai đơn vị đầu ngành của y tế Việt Nam. Càng học, BS Cường càng bị cuốn hút bởi những cái mới thu nạp được.
Năm 2005 - 2006, BS Trần Chí Cường lại tiếp tục xin đi học và được cơ quan chủ quản cho tham gia khóa học về "Can thiệp mạch máu thần kinh", do Trường đại học Y khoa Bicetre (Pháp) phối hợp cùng Trường đại học Y khoa Mahidol tổ chức tại Thái Lan.
Khóa học này quy tụ nhiều giáo sư đầu ngành về can thiệp trong lòng mạch từ Mỹ, Pháp, Ca-na-đa, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan... giảng dạy. BS Cường cũng được huấn luyện thực hành tại Thái Lan, Đức, Mỹ.
Trở về nước, BS Trần Chí Cường mạnh dạn đem kiến thức học được ở nước ngoài trình bày và BV Đại học Y dược TPHCM đã chính thức triển khai thực hiện kỹ thuật can thiệp trong lòng mạch điều trị bệnh mạch máu não và tủy sống vào năm 2006, BS Trần Chí Cường là người thực hiện chính.
Vào thời điểm năm 2006, các kỹ thuật đó là rất mới mẻ với nền y khoa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, BS Trần Chí Cường tiếp tục học chuyên sâu rồi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2012, lúc anh mới 36 tuổi.
Từ những kiến thức mà TS.BS Trần Chí Cường và các đồng nghiệp đã thu nhận được từ năm 2006 đến nay, BV Đại học Y dược TPHCM đã thực hiện chụp chẩn đoán cho hơn 2.000 trường hợp và can thiệp hơn 1.000 trường hợp bệnh nhân bị bệnh mạch máu não và tủy sống, cứu sống được nhiều người bệnh.
BV Đại học Y dược TPHCM hiện là một trong những trung tâm chính của cả khu vực Đông - Nam Á có thể điều trị được các bệnh lý về mạch máu tủy (tủy cổ, tủy ngực và thắt lưng); đặt stent chuyển dòng (mạch máu não nhân tạo), một trong những kỹ thuật mới nhất hiện nay.
Năm 2007, TS.BS Trần Chí Cường đã được chính thức công nhận là thành viên của Hội Can thiệp thần kinh thế giới. Mới đây, Hội Can thiệp thần kinh châu Á cũng đã đồng ý để Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị Can thiệp thần kinh châu Á - @c vào giữa năm 2014 (tại TP Đà Nẵng).
TS.BS Trần Chí Cường, bộc bạch: "Mắc phải những bệnh trên, nếu người bệnh đi điều trị ở Xin-ga-po, Thái Lan thì chi phí đắt gấp hai, ba lần; nếu sang Mỹ thì chi phí sẽ gấp sáu lần. Đưa những kỹ thuật tiên tiến của thế giới về áp dụng trong việc khám, chữa bệnh tại Việt Nam, tôi muốn giúp cho bà con mình trị bệnh với chi phí thấp nhất".
Sáng sớm ngày 14/4/2013, đang đạp xe, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, bị đột quỵ. 10g sáng cùng ngày, một nhóm thầy thuốc của BV Chợ Rẫy (TPHCM) có mặt tại Cần Thơ đã phải khoan sọ bệnh nhân để dẫn lưu máu bầm. Tuy nhiên, bệnh nhân Nguyễn Thanh Sơn vẫn "hôn mê sâu đe dọa tử vong". Đến 14g30 chiều, ông Sơn được đưa lên BV Chợ Rẫy bằng trực thăng quân sự.
Tại đây, các chuyên gia y tế giỏi nhất đã có cuộc hội chẩn khẩn và TS.BS Trần Chí Cường, Trưởng đơn vị Can thiệp mạch máu thần kinh, BV Đại học Y dược TPHCM, có mặt trong số đó. Đến 18g, ê kíp hội chẩn dự đoán ba tình huống: nếu không xử lý can thiệp, bệnh nhân chắc chắn tử vong; xử lý, bệnh nhân cũng có nguy cơ tử vong; việc can thiệp là "còn nước còn tát".
Áp lực cứu người đè nặng lên những người thầy thuốc. TS.BS Cường nhớ lại: Tôi đề xuất chụp mạch máu não, sau đó đưa ống thông từ động mạch đùi luồn lên động mạch não, chụp chẩn đoán (thấy một mạch máu não đang vỡ) rồi tiến hành đặt lò xo (coils) để cầm máu cho bệnh nhân Sơn...
Trước khi thành danh, TS.BS Trần Chí Cường làm việc tại BVĐK Sa Đéc (Đồng Tháp). Với ý chí vươn lên trong nghề nghiệp, anh lên TPHCM tiếp tục học tập nâng cao tay nghề, sau đó được BV Đại học Y dược TPHCM tiếp nhận.
Thấy BS Cường có ý chí, ham học hỏi, năm 2004 - 2005, BV Đại học Y dược TPHCM đã cử anh đi học các kỹ thuật cơ bản về chụp mạch máu não tại BV Chợ Rẫy (TPHCM) và BV Bạch Mai (Hà Nội), hai đơn vị đầu ngành của y tế Việt Nam. Càng học, BS Cường càng bị cuốn hút bởi những cái mới thu nạp được.
Năm 2005 - 2006, BS Trần Chí Cường lại tiếp tục xin đi học và được cơ quan chủ quản cho tham gia khóa học về "Can thiệp mạch máu thần kinh", do Trường đại học Y khoa Bicetre (Pháp) phối hợp cùng Trường đại học Y khoa Mahidol tổ chức tại Thái Lan.
Khóa học này quy tụ nhiều giáo sư đầu ngành về can thiệp trong lòng mạch từ Mỹ, Pháp, Ca-na-đa, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan... giảng dạy. BS Cường cũng được huấn luyện thực hành tại Thái Lan, Đức, Mỹ.
Trở về nước, BS Trần Chí Cường mạnh dạn đem kiến thức học được ở nước ngoài trình bày và BV Đại học Y dược TPHCM đã chính thức triển khai thực hiện kỹ thuật can thiệp trong lòng mạch điều trị bệnh mạch máu não và tủy sống vào năm 2006, BS Trần Chí Cường là người thực hiện chính.
Vào thời điểm năm 2006, các kỹ thuật đó là rất mới mẻ với nền y khoa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, BS Trần Chí Cường tiếp tục học chuyên sâu rồi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2012, lúc anh mới 36 tuổi.
Từ những kiến thức mà TS.BS Trần Chí Cường và các đồng nghiệp đã thu nhận được từ năm 2006 đến nay, BV Đại học Y dược TPHCM đã thực hiện chụp chẩn đoán cho hơn 2.000 trường hợp và can thiệp hơn 1.000 trường hợp bệnh nhân bị bệnh mạch máu não và tủy sống, cứu sống được nhiều người bệnh.
BV Đại học Y dược TPHCM hiện là một trong những trung tâm chính của cả khu vực Đông - Nam Á có thể điều trị được các bệnh lý về mạch máu tủy (tủy cổ, tủy ngực và thắt lưng); đặt stent chuyển dòng (mạch máu não nhân tạo), một trong những kỹ thuật mới nhất hiện nay.
Năm 2007, TS.BS Trần Chí Cường đã được chính thức công nhận là thành viên của Hội Can thiệp thần kinh thế giới. Mới đây, Hội Can thiệp thần kinh châu Á cũng đã đồng ý để Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị Can thiệp thần kinh châu Á - @c vào giữa năm 2014 (tại TP Đà Nẵng).
TS.BS Trần Chí Cường, bộc bạch: "Mắc phải những bệnh trên, nếu người bệnh đi điều trị ở Xin-ga-po, Thái Lan thì chi phí đắt gấp hai, ba lần; nếu sang Mỹ thì chi phí sẽ gấp sáu lần. Đưa những kỹ thuật tiên tiến của thế giới về áp dụng trong việc khám, chữa bệnh tại Việt Nam, tôi muốn giúp cho bà con mình trị bệnh với chi phí thấp nhất".
Theo Đức Anh - Nhân dân
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình