Hotline 24/7
08983-08983

Tìm hiểu về lạm phát

Lạm phát là gì? Có những biện pháp gì để đối phó với tình trạng lạm phát đang ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình trong cả nước.

Hoàng Đức Quang, Trà Ôn, Vĩnh Long

Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát là sự mất giá trị của đồng tiền nội tệ (ví dụ hôm nay mua 1 mớ rau hết 1.000đ, hôm sau lên 2.000đ). Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền lưu hành trên thị trường lớn, tăng so với số tiền ngoại tệ bao nhiêu thì giá trị càng giảm bấy nhiêu.

Định nghĩa lạm phát được nhiều người chấp nhận là sự gia tăng liên tục của giá cả chung. Tuy vậy vẫn có nhiều ý kiến bất đồng cho rằng, lạm phát là do phát hành tiền quá mức vì vậy chỉ gọi là lạm phát khi mức giá chung tăng do tăng mức cung tiền.Lạm phát ở Việt Nam tiếp tục gia tăng trong khi thâm thủng mậu dịch trong tháng 3 cũng tệ hơn tháng 2. Cả hai chỉ dấu này sẽ đè nặng thêm trên giá trị của đồng nội tệ.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tăng với nhịp độ 13,9%. Tỷ lệ lạm phát trong quý 1 năm nay tăng trung bình 12,79% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do giá thực phẩm tăng 17%. Ngày 24/2 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "CPI (chỉ số giá tiêu dùng) hai tháng đầu năm đã tăng đến 3,79% rồi, đe dọa lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như đời sống người dân. Nếu không tập trung kiềm chế lạm phát sẽ gây ra hậu quả tiêu cực".

Một trong những nút thắt cần gỡ nhất hiện nay để có thể ghìm cương lạm phát đang phi mã theo nhận định của người đứng đầu Chính phủ, đó chính là các vấn đề liên quan đến ngoại tệ. Thủ tướng yêu cầu: "Dứt khoát không để tỷ giá thả nổi. Dứt khoát không thể để tình trạng Đô la hóa cứ tiếp tục bất chấp pháp luật thế này". Ông lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần tận dụng tất cả các nguồn lực để kiểm soát được tỷ giá theo quy định. Ông yêu cầu Bộ Công an phải cùng với Ngân hàng Nhà nước kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn tình trạng này, bởi điều đó không chỉ là một trong những nguyên nhân khiến cho lạm phát càng trở nên bất trị mà nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của đất nước.

Với mệnh lệnh thứ ba "dứt khoát các tập đoàn nhà nước phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước", Thủ tướng hỏi: "Lúc đất nước khó khăn thế này mà còn găm giữ ngoại tệ thì là thế nào?", và yêu cầu Văn phòng Chính phủ cần sớm soạn thảo ra một nghị quyết riêng của Chính phủvề vấn đề này. Phân tích các vấn đề liên quan đến giá điện, giá xăng vì sao phải tăng, người đứng đầu Chính phủ nói khá ngắn gọn, rằng nếu không điều chỉnh thì nền kinh tế "méo mó quá".

Chẳng hạn như với việc tăng giá điện, Thủ tướng giải thích: "Năm vừa rồi, chúng ta xuất khẩu thép được 1 tỷ USD. Nhìn qua thì nghĩ đó là một thành tích phấn khởi lắm vì có vẻ như nước ta đã là một nước công nghiệp, xuất khẩu được cả thép thu được về từng ấy ngoại tệ. Nhưng thực ra là những nhà đầu tư nước ngoài đến thành lập nhà máy thép ở Việt Nam họ cũng khôn ngoan lắm! Họ nhập phôi thép từ nước ngoài về Việt Nam rồi tranh thủ giá điện rẻ của chúng ta để sản xuất thép xuất đi".

AloBacsi.vn
 Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X