1. Đâu là nguyên nhân quan trọng dẫn đến biến chứng nặng về tim mạch, huyết áp?
2. Người bệnh nên làm gì để phòng tránh những biến chứng nặng về tim mạch, huyết áp?
3. Khi nào được chẩn đoán là tiền đái tháo đường?
4. Tiền đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
3. Ai cần tầm soát tiền đái tháo đường?
4. Điều trị tiền đái tháo đường như thế nào?
5. Các phương pháp điều trị tiền đái tháo đường hiện nay ra sao?
Thưa Bác sĩ, trong quá trình thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân có biến chứng nặng về tim mạch, huyết áp, bác sĩ nhận thấy đâu là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này ạ?
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Nhồi máu cơ tim là nhóm bệnh nhân tôi tiếp xúc hằng ngày. Đây là bệnh lý để lại biến chứng khá nặng nề như nhồi máu cơ tim tái phát, đột quỵ, suy tim, thậm chí tử vong.
Những người bệnh này có rất nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chất lượng sống và tính mạng. Chính vì vậy, việc chúng ta cần làm là thay đổi những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, cụ thể là những bệnh lý có liên quan đến tình trạng xơ vữa mạch máu.
Theo đó, người cao tuổi, có tiền sử gia đình mắc những bệnh lý về tim mạch sớm, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì hoặc có thói quen sinh hoạt ít vận động đều là những đối tượng có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, bao gồm: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.
Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi những thói quen sinh hoạt, kiểm soát các bệnh lý khác liên quan đến tình trạng xơ vữa mạch máu cũng là cách giúp người bệnh cải thiện được cuộc sống, giảm tỷ lệ tử vong.
Chương trình liên quan đến chủ đề Tiền đái tháo đường nhận được nhiều sự chú ý của khán thính giả
Muốn phòng tránh những biến chứng nặng về tim mạch, huyết áp, liệu có được không thưa BS? Người bệnh nên làm gì để đạt được mong muốn này ạ?
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Dân gian có câu “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Song, một thực trạng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề quan tâm đến sức khỏe ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh vần còn rất thấp. Chính vì thế, việc làm cần thiết là thay đổi thói quen của người Việt Nam trong vấn đề quan tâm đến sức khỏe khi mắc bệnh.
Theo đó, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt và thói quen ăn uống, nên ăn những thức ăn ít năng lượng, bỏ hút thuốc lá, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục, hạn chế thói quen ít vận động… bởi đó là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch do xơ vữa.
Đồng thời, chúng ta phải kiểm tra sức khỏe, đánh giá những bệnh lý có liên quan mật thiết bệnh lý tim mạch do xơ vữa như rối loạn mỡ trong máu, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường.
Hầu như các trường hợp khi phát hiện mình bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường đều đã xuất hiện những biến chứng hoặc bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Do vậy, chúng ta phải tầm soát một cách thường quy những yếu tố có liên quan đến những bệnh lý tim mạch do xơ vữa để giảm những nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề trong tương lai.
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế Việt Nam năm 2020, tiền đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), hoặc tăng HbA1c.
Người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết khi đói < 5,6. Người có mức đường huyết khi đói ≥ 7 là người bị đái tháo đường. Như vậy, những người có mức đường huyết khi đói nằm trong khoảng 5,6 - 6,9 được xem là bị tiền đái tháo đường.
HbA1c là mức đường huyết trong vòng 3 tháng gần đây của người bệnh. Đối với người bình thường, chỉ số này là dưới 5,7%. Theo đó, người có mức HbA1c > 6,5% được xem là bị đái tháo đường và từ 5,7 - 6,4% là bị tiền đái tháo đường.
Cách thứ 3 để chẩn đoán tiền đái tháo đường là dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sử dụng glucose của một người bình thường bằng cách cho họ uống 75g glucose. Sau 2 giờ, nếu kết quả < 7,8 thì người đó có mức dung nạp glucose bình thường. Nếu chỉ số > 11 thì họ đã bị đái tháo đường và chỉ số từ 7,8 - 11 là bị tiền đái tháo đường.
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Theo số liệu thống kê năm 2019 của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, số người mắc tiền đái tháo đường là 374 triệu người. Ước đoán đến năm 2045, số lượng người mắc tiền đái tháo đường trên thế giới sẽ là 548 triệu người, tỷ lệ tăng là 47%.
Theo đó, các khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Á có mức dự đoán tăng cao nhất so với những khu vực còn lại. Cụ thể, ở Trung Đông và Bắc Phi, tỷ lệ tăng có thể lên đến 82% so với con số ước đoán của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế. Riêng ở châu Á, tỷ lệ tăng có thể lên đến 6,3%.
Đặc biệt, trung bình cứ 13 người trưởng thành sẽ có 1 người có vấn đề tiền đái tháo đường, tỷ lệ này chiếm khoảng 7,5% trong dân số.
Theo Dịch tễ Tiền đái tháo đường tại Việt Nam, ở nhóm người từ 20 - 79 tuổi, có khoảng 3,8 triệu người mắc đái tháo đường, tỷ lệ chiếm 6%. Riêng người mắc tiền đái tháo đường chiếm 5,3 triệu và tỷ lệ là 8,6%. Ước đoán đến năm 2045, số người mắc đái tháo đường là 6,3 triệu người và số người mắc tiền đái tháo đường là 7,9 triệu người, tỷ lệ người mắc tiền đái tháo đường tăng đến 47% vào năm 2045.
Như vậy, có thể thấy rằng tiền đái tháo đường cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh tiền đái tháo đường nếu không điều trị sẽ diễn tiến thành đái tháo đường. Bên cạnh đó, những bệnh còn có thể xuất hiện những biến chứng ngay từ trong giai đoạn mắc tiền đái tháo đường.
Theo các nghiên cứu, người ta ghi nhận có 11% người bệnh tiền đái tháo đường sẽ diễn tiến đến đái tháo đường trong năm đầu tiên. Nếu không được điều trị, tỷ lệ này sẽ lên đến 15 - 30% trong vòng 5 năm đầu tiên và tăng lên 50% trong vòng 10 năm.
Trong những nghiên cứu này, người ta thấy rằng có 70% người mắc tiền đái tháo đường sẽ diễn tiến đến đái tháo đường nếu như người bệnh không được điều trị. Riêng những người bệnh nhân có đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ diễn tiến thành đái tháo đường sẽ cao hơn, lên đến 71% sau 3 năm so với nhóm người không mắc đái tháo đường trong thai kỳ.
Một ghi nhận khác từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có cả 2 tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết và rối loạn đường huyết khi đói sẽ có tỷ lệ mắc đái tháo đường sẽ tăng lên gấp đôi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở giai đoạn tiền đái tháo đường, nồng độ đường trong máu bắt đầu tăng cao. Song, để điều hoà lượng đường trong cơ thể, tế bào beta từ tuyến tụy sẽ tiết chất insulin để làm giảm lượng đường trong máu. Trong khi đó, trong giai đoạn tiền đái tháo đường, người bệnh lại có tình trạng giảm nhạy insulin. Có thể thấy, những tiến trình sinh bệnh học và những biến chứng liên quan đến mạch máu (giảm HDL, tăng liceric và LDL, tăng huyết áp hoặc đề kháng insulin) đã xảy ra ngay từ khi người bệnh mắc tiền đái tháo đường.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải điều trị sớm tình trạng đề kháng insulin, cũng như những yếu tố nguy cơ tim mạch khác trên người bệnh tiền đái tháo đường để giúp giảm nguy cơ diễn tiến đến những bệnh tim mạch do xơ vữa.
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Những người cần tầm soát tiền đái tháo đường bao gồm:
- Người lớn có thừa cân béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23kg/m2) và có kèm theo tối thiểu một yếu tố nguy cơ sau đây: (1) có người thân trực hệ mắc đái tháo đường, (2) có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, (3) hội chứng buồng trứng đa nang, (4) ít hoạt động thể lực, (5) kháng insulin: béo phì nặng, dấu gai đen.
- Người có tiền căn đái tháo đường thai kỳ.
- Người từ 45 tuổi trở lên.
Thời gian cụ thể để xét nghiệm tiền đái tháo đường là từ 1 - 3 năm hoặc ngắn hơn tùy vào kết quả ban đầu và yếu tố nguy cơ. Người có tiền căn đái tháo đường thai kỳ nên tầm soát tiền đái tháo đường mỗi 3 năm/lần.
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Mục đích điều trị tiền đái tháo đường:
- Đưa đường huyết trở về mức bình thường để ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển thành đái tháo đường, ngăn chặn và làm giảm các biến chứng do tăng đường huyết gây ra.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch thông qua phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.
Mục tiêu điều trị tiền đái tháo đường:
- Mục tiêu HbA1c < 5,7%
- Giảm ít nhất 3 - 7% cân nặng ở người thừa cân béo phì và duy trì ở mức đó.
- Vòng eo < 80cm (nữ), < 90cm (nam).
- Hoạt động thể lực cường độ trung bình tối thiểu 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch (nếu có) như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bỏ hút thuốc lá.
BS.CK2 Trần Quang Khánh trả lời: Có 3 phương pháp chính trong điều trị tiền đái tháo đường, bao gồm: (1) thay đổi lối sống, có chế độ ăn tiết thực, tập thể dục và giảm tình trạng thừa cân; (2) điều trị bằng thuốc và (3) điều trị bằng phẫu thuật (được chỉ định trên những người bệnh có chỉ số BMI > 35kg/m2 và việc phẫu thuật cần hội chẩn chuyên khoa).
Đối với phương pháp điều trị bằng thay đổi lối sống, bệnh nhân cần phải can thiệp vào chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn thực phẩm ít năng lượng hơn, giảm chất béo, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, trái cây và chất béo không no. Đồng thời, người bệnh cũng cần tăng hoạt động thể lực bằng cách tập cường độ trung bình (đi bộ nhanh, erobic) 150 phút/tuần, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
Phương pháp điều trị bằng thuốc được chỉ định trên những người bệnh có tiền đái tháo đường sau khi thất bại với 3 tháng thay đổi lối sống. Bệnh nhân nên tuân thủ theo điều trị của bác sĩ đang trực tiếp theo dõi tình trạng tiền đái tháo đường. Người bệnh có thể có một số tác dụng phụ do thuốc, khi đó người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ ngay. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ theo chế độ tái khám, cũng như duy trì lối sống lành mạnh.
Phần 2: Sớm nhận diện tiền tiểu đường: Ngăn chặn mầm mống hiểm họa đến tim mạch
Trân trọng cảm ơn chuỗi Nhà thuốc Long Châu và Merck healthcare Việt Nam đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!