Uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất
Thuốc bổ là tên gọi chung cho các thuốc mà thành phần của nó thường là các vitamin, chất khoáng, acid amin (hợp chất đơn giản do chuyển hóa chất đạm tạo thành)...
Các thuốc này có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương.
Chỉ vì uống không đúng thời điểm sẽ khiến cho thuốc bị ảnh hưởng. Nếu như khi đó bụng mà bạn uống thuốc có thể khoảng 1 giờ trước khi ăn sẽ giúp lưu thuốc tại dạ dày trong vài chục phút rồi sẽ bị đưa xuống rượu để hấp khá nhanh.
Nhưng nếu bạn thuốc uống ngay sau khi ăn, thì sẽ khiến thuốc nằm trong dạ dày lâu hơn, từ 1 đến 4 tiếng sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến thuốc sẽ bị hấp thụ kém hơn dẫn đến thuốc tác dụng chậm.
Nếu chia thời gian theo bữa ăn thì có thể kể đến 4 loại thuốc như loại uống vào lúc đói bụng, lúc no bụng, loại nên uống chung với bữa ăn và phụ thuốc vào đặc điểm tính chất của từng loại thuốc. Vậy nên uống thuốc bổ khi nào là tốt nhất ?
Những loại thuốc nên uống vào những lúc bụng no (uống sau khi ăn)
Một số loại thuốc kém bền với mọi trường axit có thể kể đến như erythromycin, ampicillin, lincomycin… thì bạn nên uống khi bụng đã no nhờ có các loại thức ăn đóng vai trò trung hòa axit có trong dạ dày, nếu bạn uống vào bụng đói thì môi trường nhiều axit sẽ khiến cho thuốc bị phân hủy nhanh chóng.
Aspirin cùng các thuốc chống viêm không chứa steroid thì nên uống vào những lúc no bụng để không làm ảnh hưởng đến viêm mạc dạ dày.
Những loại thuốc uống khi đói
Hiện có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh mà bạn nên uống vào những khi bụng đói vì sẽ giúp thuốc ngấm vào máu nhanh hơn và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Còn các loại thuốc ở dạng bao tan ở ruột hay dạng dược chất kéo dài thì thời điểm bụng đói là thời điểm tốt nhất để uống.Lúc này thuốc sẽ nhanh chóng được đưa xuống ruột và giúp bao viên thuốc không bị ảnh hưởng.
Những loại thuốc nên uống chung cùng với bữa ăn
Ứng cử viên đó chính là các loại A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và các loại kháng sinh kháng nấm vì đặc điểm tan nhiều và nhanh chóng trong dầu mỡ. Khi uống cùng bữa ăn sẽ nhờ các chất béo có trong thức ăn giúp hấp thụ thuốc nhanh hơn.
Và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa có bổ sung enzyme tiêu hóa có tên là pancreatin cũng rất nên uống kết hợp cùng với bữa ăn (hoặc có thể uống 5 đến 10 phút trước khi ăn sẽ giúp cho thức ăn) để vừa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn còn giúp thuốc hấp thụ được đầy đủ vào cơ thể.
Trước đi khi ngủ
Thời điểm trước khi đi ngủ là thời điểm rất tốt để uống các loại thuốc có liên quan đến hệ thần kinh.
Người bệnh dễ bị co thắt phế quản nhất thì nên uống Thuốc chống hen, suyễn trước khi ngủ. Uống thuốc vào thời điểm này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa những cơn hen suyễn có thể xảy ra.
Bạn nên nhớ trước khi đi ngủ tuyệt đối tránh uống các loại thuốc giúp cung cấp Vitamin C, can xi đặc biệt là nhân sâm để có thể tránh mất ngủ.
Bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều. Không chỉ bệnh tật mà chính tai biến do thuốc là nguyên nhân gây thương vong rất lớn cho con người.
Ở Mỹ, người ta ước tính hằng năm phải tiêu tốn khoảng 150 tỉ USD để xử lý tai biến do thuốc, có 5 - 20% bệnh nhân nhập viện phải gánh chịu tai biến do thuốc trong suốt thời gian nằm viện, hoặc có khá nhiều người không cứu được, dẫn đến tử vong...
Thuốc là con dao hai lưỡi, vì thế chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểu biết tối thiểu về cách dùng, tốt nhất nên đến bác sĩ khám để được chỉ định dùng đúng thuốc.
Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo T/h - Sức khỏe Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Bài viết liên quan
- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình